Thảo dược là một trong những bài thuốc dân gian được người dân rất ưa chuộng bởi nó vừa lành tính, an toàn lại hiệu quả cao. Chúng tôi xin giới thiệu cho các bạn một số cây chữa bệnh đau lưng rất dễ tìm và điều chế.
1. Ngải cứu
Ngải cứu có tên khoa học là Artemisia vulgaris, là một loài thực vật thuộc họ Cúc (Asteraceae). Đây là một cây thuốc nam có rất nhiều công dụng chữa các bệnh như điều hòa kinh nguyệt, an thai, trị mụn, lưu thông máu lên não...và đau lưng.
- Dùng 300 gr thuốc ngải cứu rửa sạch, giã nát, thêm 2 muỗng mật ong , vắt lấy nước uống trưa, chiều. Liên tục 1-2 tuần
- Lá ngải cứu tươi xào nóng với dấm, bọc trong túi vải đắp, chườm vào thắt lưng hay chỗ đau.
- Ngải cứu giã nhiễn vào dấm nuôi đã đun nóng xoa dọc theo xương sống chừng 15 phút.
2. Dâu tằm
Dâu tằm có nguồn gốc ở khu vực phía đông châu Á. Lá, cành, rễ và quả dâu đều có tác dụng chữa bệnh rất tốt, như: Lá Dâu có vị đắng, ngọt, tính bình có tác dụng tán phong, thanh nhiệt, lương huyết, sáng mắt. Cành Dâu non đã phơi hay sấy khô có vị đắng nhạt, tính bình, có tác dụng trừ phong, lợi các khớp...
- Lấy dâu tằm ngâm với rượu, đợi trong vòng vài tuần thì dùng nước rượu ngâm này.
- Lấy dâu tằm và vị thuốc ngũ gia bì cùng đỗ trọng đem ngâm. Mỗi lần uống một cốc nhỏ (100 ml), ngày uống 1-2 lần. (xem thêm Triệu chứng đau lưng ở đàn ông tại đây)
Cây lá lốt và lá bỏng chữa bệnh đau lưng:
3. Lá lốt
Cây lá lốt có tên khoa học là Piper lolot.C.DC, họ hồ tiêu – Piperaceae, lá lốt còn có tên gọi khác là Ana klua tao. Nó có rất nhiều tác dụng trong chữa trị các bệnh về xương khớp như:
- Chữa đau lưng: lá lốt, ngải cứu, hy thiêm thảo liều lượng bằng nhau giã nát, chưng nóng đắp chỗ lưng đau, ngày 2 lần
- Chữa đau sưng khớp: lá lốt, cỏ xước, cốt khí củ, dây đau xương mỗi thứ 15g, nước 600 ml, sắc đến khi còn 200 ml, chia uống 2 lần trong ngày
4. Lá bỏng
Cây lá bỏng hay cây thuốc bỏng, phương ngữ Nam Bộ (Việt Nam) gọi là cây sống đời là loài cây bản địa của Madagascar. Cây lá bỏng có khả năng sinh sản sinh dưỡng bằng lá rất tốt. Theo Đông y, cây bỏng vị nhạt, hơi chua, tính mát, có tác dụng tiêu sưng, giảm đau, tẩy độc, ra da; thường được dùng chữa vết bỏng, vết thương trầy da loét thịt, viêm loét dạ dày...
Đun lá bỏng, nằm sấp và đắp lên vùng bị đau khi lá còn nóng. Nếu không chịu được sức nóng, thay vì đun nóng lá có thể đặt một miếng lót nóng hoặc chai nước nóng ở trên lá. Khi cần di chuyển có thể quấn lá xung quanh vùng bị đau để giữ ấm trong ngày.