Uống trà đặc
Người dân Việt Nam thường có thói quen uống trà đặc sau bữa ăn . Vì cho rằng nước trà xanh giúp miệng sạch, và giúp hỗ trợ tiêu hóa.
Nhưng thực ra mọi thứ lại hoàn toàn ngược lại.
Theo Health.sina, trong lá trà có chứa lượng lớn axit tannic, uống trà đặc sau khi ăn sẽ khiến khối protein vừa ăn vào chưa được tiêu hóa kết hợp với axit tannic, hình thành chất kết tủa, ảnh hưởng đến việc hấp thụ protein.
Kèm đó là tạo nên những hợp chất có tính loại trừ khiến hệ thống tiêu hóa bị ứ đọng, thức ăn khó được hấp thụ, tăng nguyên nhân gây táo bón, và tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại cho cơ thể.
Các chất có trong lá trà còn cản trở việc hấp thu sắt, thói quen xấu uống trà sau bữa ăn trong thời gian dài, dễ gây thiếu máu do thiếu sắt; ngoài ra, ăn cơm xong uống trà ngay, một lượng lớn nước vào trong dạ dày, sẽ làm loãng dịch vị, từ đó ảnh hưởng công tác tiêu hóa thức ăn của dạ dày.
Nước lọc
Uống quá nhiều nước sau khi ăn sẽ làm cho bụng bạn bị to và dạ dày cũng căng ra. Điều này ảnh hưởng tới sự tiêu hóa thức ăn làm cho quá trình tiêu hóa thức ăn bị đình trệ.
Ngoài ra, uống nước sẽ khiến cho bạn đi vệ sinh nhiều. Nếu cứ kéo dài tình trạng này, rất có thể bạn sẽ bị mắc căn bệnh đau dạ dày.
Uống nước hoa quả
Bởi vì trong hoa quả có nhiều chất đường, nên nếu uống nước hoa quả ngay sau khi ăn cơm sẽ tăng thêm gánh nặng cho việc tiêu hóa và hấp thu của dạ dày và tuyến tụy, mà nhất là những hoa quả chín có những nguyên tố vi lượng hình thành những chất khó hòa tan trở ngại đến tác dụng và sự hấp thu.
Hơn nữa trong thành phần trái cây có chứa một số lượng lớn các loại axit, đường, glucose, fructose, tinh bột... càng làm tăng thêm sự lưu trệ tại cơ quan tiêu hóa.
Trong các loại nước ép hoa quả như nho, cam, quýt, lê... có chứa nhiều plavon. Chất này dễ dàng bị vi khuẩn đường ruột phân giải thành axit tioxianic làm ức chế công năng của tuyến giáp trạng, về lâu dài sẽ gây bệnh ở tuyến này.
Vì thế tốt nhất nên uống nước hoa quả sau khi dùng bữa từ 2 đến 3 giờ, sau khi thức ăn ở dạ dày đã tiêu hóa gần hết.