1. Đau mắt đỏ
Theo các chuyên gia ở Trung tâm Kiểm soát & Phòng chống dịch bệnh Mỹ thì đau mắt đỏ còn gọi là bệnh viêm kết mạc. Đây là căn bệnh nhiễm trùng màng mỏng trong suốt bao bọc phần trắng của nhãn cầu. Khi bị viêm các mạch máu ở phần trắng thay đổi chuyển thành màu hồng hay đỏ.
Thủ phạm gây bệnh mắt đỏ là do nhiễm khuẩn, virus hoặc phản ứng dị ứng. Triệu chứng thường thấy như đỏ mắt, chảy nước mắt, ngứa mắt, mờ mắt và sưng tấy.
- Giải pháp: Để giảm bệnh nên giữ vệ sinh cá nhân tốt, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trong ngày, giữ vệ sinh quần áo, chăn màn..., tránh tiếp xúc tay - mắt, không nên dùng các chất trang điểm. Nếu trẻ mắc bệnh thì nên đưa đi khám bác sĩ ngay để tìm ra nguyên nhân và điều trị theo phác đồ quy định.
Bệnh đau mắt đỏ thường được điều trị bằng thuốc kháng histamin, viêm kết mạc do khuẩn đòi hỏi phải điều trị bằng thuốc kháng sinh. Trong thời gian chờ đợi điều trị, nên chườm khăn nóng để làm dịu kích ứng, đồng thời hạn chế tối đa va chạm vào mắt.
2. Nhiễm trùng tai
Nhiễm trùng tai ở trẻ nhỏ là căn bệnh phổ biến thứ hai mà bác sĩ nhi khoa thường xuyên phải khám và điều trị hàng ngày. Đây là căn bệnh gây nên bởi nhiễm trùng đường hô hấp hoặc do virus, gây tắc nghẽn trong tai giữa, ngăn cản quá trình thông gió, tạo ra khu vực tù đọng và ẩm ướt gây nhiễm trùng.
Dị ứng và các yếu tố khách quan cũng là nguyên nhân gây tích tụ nước trong tai. Ví dụ khi tắm, bơi lội dưới nước, nước ngấm vào tai có thể gây nhiễm trùng.
- Giải pháp: Bất cứ khi nào trẻ có cảm giác khó chịu trong tai hoặc khi bị cúm hay cảm lạnh, sau đó phát sinh hiện tượng đau nhức tai, đau đầu, mắt mờ, giảm thính giác... thì không thể xem thường vì đây là dấu hiệu của chứng nhiễm trùng tai. Để hạn chế mắc bệnh, nên tiêm phòng cúm để ngăn chặn các loại bệnh mà trẻ dễ mắc phải.
Ngoài ra có thể làm sạch ống tai nhẹ nhàng bằng bông tẩm cồn pha thêm hydrogen peroxide (ôxy già). Giải pháp này có tác dụng làm khô tự nhiên và loại bỏ độ ẩm trong tai giữa cho trẻ, hạn chế nhiễm trùng. Khi trẻ mắc bệnh nên đưa đi khám ngay. Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị cụ thể. Không nên dùng qua tăm, hay tự ý chữa bệnh cho trẻ, có thể làm cho bệnh tình thêm trầm trọng, nếu nặng có thể gây điếc vĩnh viễn.
3. Cúm
Cúm là căn bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là lúc giao mùa, nhiều bậc cha mẹ không để ý, khi bệnh tình trầm trọng mới điều trị nên lây lan sang cho nhiều người. Trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai, nhóm mắc bệnh mãn tính như hen suyễn, tiểu đường hoặc bệnh tim mạch là đối tượng dễ bị mắc bệnh cúm nhất. Triệu chứng thường gặp như sốt, ho, đau đầu, đau họng, chảy nước mũi, đau cơ và mệt mỏi.
- Giải pháp: Nên tiêm phòng cúm cho trẻ nhỏ và các thành viên trong gia đình bằng vắcxin mới nhất. Giữ vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay cho trẻ để khử trùng, diệt khuẩn. Trường hợp trẻ mắc bệnh thì nên cho trẻ nghỉ, người mẹ nên chăm sóc con, khi nào trẻ khỏe mạnh trở lại hãy cho đến trường. Cần cho trẻ nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ, đặc biệt là uống đủ nước.
Tránh các sản phẩm sữa vì sữa có thể gây tích tụ chất nhầy, hạn chế cho trẻ vận động và không quên theo dõi những biến chứng nguy hiểm, trong đó có nguy cơ nhiễm trùng tai, làm giảm thính lực ở trẻ.