Siêu UAV MQ-9 Mỹ sập bẫy cay đắng, bị Pantsir-S1 tiêu diệt: Lầu Năm Góc bất ngờ lên tiếng!

Bảo Lam |

Vụ chiếc UAV tấn công MQ-9 Reaper của Mỹ bị bắn rơi trên bầu trời Libya bởi tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 đang được truyền thông thế giới "làm nóng" trở lại.

Lầu Năm Góc đã "nhắc nhở" về sự việc này một cách bất ngờ

Nhớ lại, có lẽ, là bởi vì chính những đại diện của Lầu Năm Góc đã "nhắc nhở" về sự việc này một cách bất ngờ. Sau gần một năm.

Như đề cập, Bộ Tư lệnh Châu Phi của Mỹ đã đưa ra tuyên bố chi thẳng ra rằng chính tổ hợp pháo-tên lửa phòng không Pantsir-S1 do Nga chế tạo đã tiêu diệt chiếc máy bay không người lái tấn công (UCAV) MQ-9 Reaper rất hiện đại của Mỹ trong không phận Libya.

Vào thời điểm bắn hạ, chiếc UAV Mỹ đang hoạt động trên vùng trời do các lực lượng của Quân đội quốc gia Libya (LNA) kiểm soát. Những người Mỹ cũng xác nhận rằng Pantsir-S1 đã hạ gục thêm một chiếc MQ-1 Predator của Quân đội Ý.

Cả 2 chiếc UCAV này đều nghênh ngang đi vào vùng hỏa lực của Pantsir-S1 đang giăng bẫy, những cú ra đòn rất chính xác đã kết liễu chúng một cách hết sức nhanh chóng

Trước đó, các chuyên gia đã lưu ý rằng chiếc UAV của Mỹ bị tổ hợp phòng không LNA bắn hạ do tưởng nhầm là của "kẻ xâm lược" Thổ Nhĩ Kỳ. Do không biết nguồn gốc chiếc UAV rơi vào tay mình là của ai, lực lượng LNA đã đăng tải các bức ảnh chụp xác của MQ-9 khắp mạng xã hội.

Chỉ sau khi Bộ Tư lệnh châu Phi thừa nhận tổn thất của mình, Washington đã yêu cầu trả lại xác của chiếc UCAV MQ-9 Reaper. Có lẽ, thậm chí "nội tạng" của chiếc UAV bị bắn hạ này cũng có thể đáng giá nhiều tiền.

Không biết phải làm gì, các đại diện của quân đội Libya, mà trước đó từng coi chiếc UAV này là của Thổ Nhĩ Kỳ, đã thừa nhận sai lầm của mình và xin lỗi người Mỹ. Các phương tiện truyền thông cũng không đăng tải về những mảnh vỡ được trao trả.

Cay đắng vì bị hạ nhục, Mỹ lên kế hoạch "trả thù"

Học được kinh nghiệm cay đắng, Lầu Năm Góc đã chuẩn bị kế hoạch chế tạo dòng UAV chuyên để tiêu diệt những đối thủ đáng gờm là các tổ hợp phòng không tầm thấp như Pantsir-S1.

Có thông tin cho biết rằng các UAV tương tự sẽ có kích cỡ vừa phải và trọng lượng không quá 100kg. Vận tốc - 130km/h và tầm hoạt động - tối đa 350km. Khi cần thiết, nó có thể tăng tốc lên tới 700km/h để tránh tên lửa.

Nhưng tạm thời MQ-9 Reaper vẫn là lá cờ đầu trong dòng các UAV tấn công của Mỹ và NATO. Nó được chế tạo trên nền tảng MQ-1 Predator, và đôi khi còn được gọi là Predator B. Động cơ turbo cánh quạt, vận tốc - hơn 400km/h. Trần bay thực tế là 13.000 m. Giá thành của chiếc UAV - 30 triệu USD.

Cần phải ngả mũ trước "Reaper", nó có bảng thành tích đáng nể. Hồi đầu năm 2020, nó đã tiêu diệt tướng Soleimani - Tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC). Cùng với ông, thêm 7 người nữa thiệt mạng, cũng được coi là những kẻ thù của Mỹ.

Siêu UAV MQ-9 Mỹ sập bẫy cay đắng, bị Pantsir-S1 tiêu diệt: Lầu Năm Góc bất ngờ lên tiếng! - Ảnh 2.

Máy bay không người lái Reaper của Mỹ được cho là đã đập tan đội lính đánh thuê Wagner của Nga ở Syria hồi tháng 2/2018. Ảnh: Emigrados.ru

Tổ hợp pháo-tên lửa phòng không Pantsir-S1 do Nga chế tạo (NATO định danh là SA-22 Greyhound), trong vài năm "cống hiến" xuất sắc, nó đã nhận được không ít lời khen ngợi của các chuyên gia quân sự trên khắp thế giới.

Giá thành của tổ hợp được xuất khẩu là 13-14 triệu USD. Phiên bản với mức giá thấp hơn sẽ chỉ có hệ thống điều khiển hoả lực quang-điện tử.

Pantsir-S1 là vũ khí ưu việt trong hệ thống phòng không đa tầng, đa lớp - đó là ý kiến của chuyên gia phân tích quân sự trên Tạp chí Mỹ The National Interest. Và không phải là duy nhất.

Tại Syria, tổ hợp này đã giành được nhiều chiến thắng vang dội, thể hiện xuất sắc hiệu quả trong các cuộc đọ sức với UAV và tên lửa hành trình, cho nên việc không có loại vũ khí tương tự được đánh giá là khiếm khuyết đáng kể của hệ thống phòng không Mỹ.

"Các lực lượng vũ trang Mỹ không sở hữu tổ hợp phòng không tầm ngắn giống như Pantsir. Điều này là do các đơn vị lục quân đã quen dựa vào khả năng của không quân giải quyết tất cả những mối đe doạ trên không.

Còn những lực lượng mặt đất của người Nga, trái lại, luôn chờ đợi các cuộc tấn công từ trên không và vì thế sở hữu một kho vũ khí phòng không hết sức đa dạng", chuyên gia người Mỹ, ông Sebastian Roblin viết.

Trong bất cứ trường hợp nào, khi áp dụng, lấy ví dụ, công thức "hiệu quả-giá thành", Pantsir-S1 luôn vượt mặt chiếc UAV Reaper đắt đỏ hơn. Bởi vì chi phí của một phát bắn tên lửa của Pantsir nhằm vào mục tiêu trên không thấp hơn nhiều chi phí của kẻ tấn công.

Và đó chỉ là một trong những ưu điểm của hệ thống phòng không này. Bất chấp việc UAV không cần phi công tốn kém, ở giai đoạn này các UAV tấn công ngốn nhiều tiền thuế của người dân Mỹ hơn là Pantsir.

Hơn nữa, không cần biến thành thảm kịch việc các kíp chiến đấu do nguyên soái Haftar chỉ huy đã để mất vài tổ hợp Pantsir-S1 do những cuộc không kích của các lực lượng được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn thực hiện. Bởi lẽ trong tất cả các trường hợp Pantsir-S1 bị diệt đều liên quan tới việc không biết cách vận hành, có nghĩa là do yếu tố con người.

Siêu UAV MQ-9 Mỹ sập bẫy cay đắng, bị Pantsir-S1 tiêu diệt: Lầu Năm Góc bất ngờ lên tiếng! - Ảnh 4.

Một tổ hợp pháo-tên lửa phòng không Pantsir-S1 của LNA bị UCAV Thổ Nhĩ Kỳ tiêu diệt tại Libya.

Một ví dụ tương tự liên quan tới các tổ hợp tên lửa phòng không nổi danh S-75 của Liên Xô tại Ai Cập hồi thập niên 60 có thể được nhắc tới.

Chỉ có sự phản bội và vô trách nhiệm của các binh lính Ai Cập mới là nguyên nhân cốt tử dẫn tới việc những tổ hợp phòng không rất hiện đại thời bấy giờ của Liên Xô bị không quân Isrel tiêu diệt.

Mặc dù giá thành của các tổ hợp Pantsir-S1 ngày nay thấp hơn S-75 lúc bấy giờ, những điều đó không có nghĩa là phải vội vàng làm chủ khí tài.

Rất may là các tổ hợp Pantsir-S1 có độ tin cậy cao và nó được ứng dụng nhiều công nghệ, giải pháp kỹ thuật tiên tiến.

Năm ngoái, phiên bản hiện đại hóa sâu Pantsir-SM đã được trình làng tại diễn đàn Army-2019. Đó là một tổ hợp mới, vượt trội so với biến thể Pantsir-S1 khoảng 1,5-2 lần.

Tổng Giám đốc tập đoàn "Các tổ hợp chính xác cao" (Nga), ông Alexandr Denisov trong một cuộc trả lời phỏng vấn đã từng thông báo rằng Pantsir-SM có thể nhìn thấy mục tiêu ở khoảng cách 75km và tiêu diệt nó ở cự ly 40km. Những chỉ số này của Pantsir-S1 lần lượt là 40 và 20km.

Bên cạnh đó, radar mảng pha quét điện tử chủ động đã được thiết kế dành cho tổ hợp mới, một sự vượt trội cực lớn so với phiên bản trước đó.

Còn trong bối cảnh xu hướng mới đây của NATO - để mắt tới Bắc Cực của Nga: Để sử dụng trong điều kiện nhiệt độ rất thấp ở Bắc Cực, tổ hợp pháo-tên lửa phòng không Pantsir-SA mới đã được nghiên cứu chế tạo. Những tổ hợp này đã qua giai đoạn thử nghiệm.

Biến thể Bắc Cực được đặt trên khung gầm chiếc xe bánh xích Vytiaz và có khả năng hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt về nhiệt độ và địa hình của khu vực này.

Và cuối cùng, các chuyên gia lưu ý rằng tổ hợp Pantsir mới đã sẵn sàng chống lại những mục tiêu có tốc độ bay siêu thanh. Vận tốc này thì cả những chiếc Reaper mới cũng phải chào thua.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại