Theo những tài liệu vừa được các cơ quan chức năng nhà nước Mỹ công bố, F-35 có đến hàng trăm các thiếu sót và nhược điểm các loại. Một số lượng lớn các thiếu sót đó có thể dẫn đến những nguy hiểm chết người.
Hàng loạt chỉ trích khắc nghiệm và cực đoan cùng những tuyên bố đùa giỡn ác ý về siêu phẩm công nghệ và giá thành xuất hiện từ đầu tháng 06.2018. Cho đến thời điểm này, tình huống bị "ném đá" vẫn không có gì cải thiện hơn, khiến các chỉ trích dự án F-35 trên mạng xã hội ngày càng tăng.
Nếu tính số lượng quá lớn nhưng thiếu sót được công bố, làn sóng chỉ trích dự án F-35 tiếp tục kéo dài vô hạn.
Máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F35. Ảnh Topwar
Hàng loạt cơ quan nhà nước Mỹ tập trung theo dõi chương trình F-35 / Joint Strike Fighter, trong đó Văn phòng Kiểm toán Chính phủ (Government Accountability Office – GAO). Tháng 06.2018. cơ quan này công bố một bộ tài liệu kiểm toán chương trình JSF với mã hiệu GAO-18-321.
Trên trang đầu tiên của bộ tài liệu này đã ghi chú: "Chương trình phát triển gần như hoàn thành, nhưng đã phát hiện được những sai sót, nhược điểm không thể sửa chữa được". Bản thân dòng ghi chú này không có gì đặc biệt, nhưng khiến người đọc tài liệu nhận thấy, những vấn đề được nêu trong văn bản này thực sự nghiêm trọng.
Khi đánh giá các dự án quốc phòng, GAO và những cơ quan thanh kiểm tra chia những nhược điểm ra làm hai loại. Loại 1 là những nhược điểm, có khả năng gây phương hại cho chính trang thiết bị và những bộ phận của nó, phá hủy nghiêm trọng quá trình khai thác sử dụng và có thể dẫn đến chết người.
Những vấn đề trên có thể dẫn đến khả năng dừng sản xuất hàng loạt. Loại 2 là những vấn đề thiếu sót, gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất và khai thác sử dụng, nhưng không gây ra những hậu quả nguy hiểm cho thiết bị và con người.
Theo cơ quan Kiểm toán nhà nước Mỹ, đến thời điểm tháng 01.2018, dự án F-35 có đến 966 nhược điểm và thiếu sót cả hai loại. Đối với Loại 1 có tới 111 nhược điểm và sai sót. Những nhược điểm còn lại ít rủi ro hơn được đưa vào Loại 2.
Nhưng tập văn bản nêu ra một vấn đề nghiêm trọng, đó là những thiếu sót kỹ thuật khó lòng có thể giải quyết được trong thời gian sắp tới và trước khi khởi động dây chuyền sản xuất hàng loạt. Các máy bay sản xuất mới sẽ có khoảng 25 lỗi kỹ thuật Loại 1 và chỉ có thể sửa chữa, khắc phục trong quá trình khai thác sử dụng.
25 nhược điểm kỹ thuật Loại 1 này không xác định được nguyên nhân, 6 vấn đề liên quan đến cấu trúc thiết kế của máy bay, 12 vấn đề liên quan đến trang thiết bị của máy bay. Hai vấn đề liên quan đến chương trình phần mềm đảm bảo, 4 vấn đề liên quan đến hệ thống vũ khí.
Tốt nhất là hệ thống động lực, chỉ có một lỗi kỹ thuật Loại 1. Trong 855 sai sót kỹ thuật Loại 2 có khoảng 165 sai sót khó có thể loại bỏ cho đến khi khởi động dây chuyền sản xuất hàng loạt.
Đây là những vấn đề kỹ thuật không thể loại trừ được trong tương lai gần. Trên thực tế, số lượng thiếu sót loại 1 và 2 cao hơn vài lần, nhưng đại đa số những thiếu sót này có thể sửa chữa và loại trừ trong quá trình thử nghiệm và không cần quá nhiều nguồn lực và thời gian.
Cho đến thời gian này, không thể biết chắc chắn trong khi điều chỉnh và sửa chữa những thiếu sót kỹ thuật sẽ không làm phát sinh những lỗi kỹ thuật mới, hoặc phát hiện ra những sai sót mới trong quá trình điều chỉnh, khai thác sử dụng. Những dự báo này không được đưa vào các báo cáo của Văn phòng Kiểm toán nhà nước.
Một trong các phụ lục của bộ tài liệu GAO ghi lại danh sách các vấn đề kỹ thuật đã được biết đến và mới được phát hiện của siêu phẩm công nghệ quốc phòng Mỹ.
Một số thiếu sót cũ đã được sửa chữa, các chuyên gia hàng không đang cố gắng khắc phục những thiếu sót trước đây. Nhưng nhà sản xuất cũng buộc phải chú ý đến những thiếu sót kỹ thuật mới được phát hiện.
Một trong những vấn đề chưa được giải quyết triệt để là hệ thống tiếp dầu trên không. Hệ thống này sử dụng đường ống chóp nón, cần phải được hoàn thiện.
Trong những năm 2014- 2017, trong nhiều cuộc thử nghiệm khác nhau xuất hiện 21 lần hỏng hóc, buộc phải dừng tiếp dầu trên không. Các trường hợp diễn ra bao gồm đứt vỡ ống tiếp dầu, vỡ chóp nón và vỡ đường ống dầu trong máy bay, các chuyên gia nghiên cứu nhiều giải pháp để giải quyết triệt để tình huống trên.
Hiện nay Lockheed Martin đang phát triển các thiết bị và thuật toán mới cho hệ thống điều khiển và tiếp dầu trên không của máy bay.
Các máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-35 với những nhược điểm kỹ thuật chưa khắc phục hoàn toàn. Ảnh Topwar
Một vấn đề căng thẳng khác là lốp của khung càng hạ cánh máy bay F-35B. Những chiếc lốp này chỉ chịu được khoảng dưới 10 lần hạ cánh chạy đà, trong tình huống hạ cánh thẳng đứng còn thấp hơn và hoàn toàn có nguy cơ nổ lốp dẫn đến tai nạn.
Dự kiến cuối năm 2018, Lockheed Martin sẽ đưa ra loại bánh xe mới với lốp xe có đủ dự trữ hành trình. Những lốp mới có thể chịu được ít nhất 25 lần hạ cánh chạy đà.
Từ tháng 05 đến tháng 08.2017, 6 trường hợp trục trặc hệ thống hỗ trợ sự sống trong máy bay, các phi công thử nghiệm phàn nàn tình trạng thiếu oxy mà không xác định được nguyên nhân.
Trong quá trình nghiên cứu, kiểm tra cho thấy một số thiết bị trong hệ thống cung cấp oxy hoạt động không đủ độ tin cậy. Các thiết bị có thể phản ứng không chính xác với những điều kiện trong quá trình bay, không thể duy trì áp suất chính xác trong cabin. Ngoài ra, một số vấn đề nhất định xảy ra khi hạ cánh trên mặt biển.
Hoạt động không chính xác của hệ thống hỗ trợ sư sống dẫn đến những thay đổi đột ngột áp suất trong cabin, khiến phi công có thể bị choáng ngất do thiếu ô xy và gây ra những tai nạn nghiêm trọng.
Ngoài bản báo cáo của GAO-18-321, một tài liệu khác mới được công bố ghi lại tình trạng hiện tại của chương trình JSF và và những khiếm khuyết của chiếc F-35 đang phát triển.
Ngày 04.06.2018, Văn phòng Chương trình JSF, chịu trách nhiệm toàn bộ về sự phát triển và hoàn thiện chương trình F-35, công bố báo cáo Đánh giá những thiếu sót của chương trình JSFPO (Deficiency Review Board Minutes JSFPO).
Bản tài liệu này đề cập đến những thiếu sót hiện có của máy bay và cách khắc phục - những thiếu sót và nhược điểm kỹ thuật đã và đang tồn tại.
Trong bản tài liệu này, một số thiếu sót được chuyển từ loại này sang loại khác. Ví dụ như đèn tín hiệu khẩn cấp không tự động bật sau khi ghế phóng phi công hoạt động. Đây là một vấn đề khiến công tác cứu hộ phi công trở nên khó khăn, đe dọa mạng sống con người và nhược điểm được phân cấp là Loại 1.
Nhà sản xuất đang nghiên cứu giải pháp khắc phục, đảm bảo đèn tín hiệu hoạt động chính xác và vấn đề này được chuyển sang Loại 2.
Tình trạng chuyển loại này cũng liên quan đến những sai sót khác như các phần mềm điều khiển trong các hệ thống trang thiết bị máy bay, thiết bị đo xa laser, thiết bị móc hãm khi hạ cánh trên boong tàu sân bay và nhiều vấn đề khác, được xếp vào Loại 1 do liên quan đến những sai sót nguy hiểm, nhưng khi các chuyên gia nghiên cứu giải pháp sửa lỗi hệ thống, những sai sót này được chuyển sang loại II mặc dù chưa được khắc phục triệt để.
Bản báo cáo của GAO-18-321 cũng nêu lên một số vấn đề với hệ thống kiểm soát hỏa lực. Một nhược điểm quan trọng nhất là không thể sử dụng chính xác vũ khí có điều khiển nếu đưa tọa độ mục tiêu vào bộ nhớ của vũ khí.
Ví dụ, phi công có thể đưa tọa độ mục tiêu vào bộ nhớ của bom có điều khiển JDAM, nhưng lại không thể kiểm soát được dữ liệu mục tiêu trong bộ nhớ của bom. Trong trường hợp thực tế, đòn tấn công có thể đánh trượt mục tiêu và rơi vào dân thường hoặc lực lượng đồng minh thân thiện.
Văn phòng kiểm soát chương trình F-35 (JSF Program Office) cũng phát hiện một vấn đề với hệ thống điều khiển vũ khí tác chiến đường không.
Trong điều kiện phải tấn công bằng tên lửa (không đối không) nhằm vào nhiều mục tiêu, có thể xảy ra tình huống không xử lý tốt cơ sở dữ liệu, làm giảm sút đáng kể độ chính xác của hỏa lực khiến hiệu quả tác chiến của máy bay suy giảm.
Sai sót này có thể dẫn đến tên lửa không đánh trúng mục tiêu và đối phương có thể phản kích, gây nguy hiểm chết người cho máy bay và phi công.
Theo những lý do bất khả kháng, Văn phòng Kiểm toán Nhà nước và Văn phòng kiểm soát chương trình JSF không thể công khai tất cả những sai sót và nhược điểm kỹ thuật của F-35, đòi hỏi phải điều chỉnh, sửa chữa và khắc phục.
GAO và JSFPO chỉ có thể nêu lên tổng số những khiếm khuyết hiện tại, xác định cấp độ và những hậu quả có thể có.
Mặc dù rất nhiều những khiếm khuyết, có thể ảnh hưởng lớn đến quá trình khai thác sử dụng máy bay của không quân Mỹ và các quốc gia đồng minh được che giấu, nhưng có thể nhìn thấy được bức tranh toàn cảnh của siêu phẩm công nghệ Mỹ với những điểm trắng thiếu sót mà nhà sản xuất bắt buộc phải khắc phục trong tương lai gần và quá trình sản xuất dây chuyền hàng nghìn (khoảng 1.920 chiếc F35 theo kế hoạch).
Như vậy, trong tương lai Lockheed Martin không thể dừng lại chương trình JSF để hoàn thiện cũng như không thể chậm lại tiến trình sản xuất dây chuyển F-35 theo những đơn đặt hàng từ không quân các nước đồng minh.
Vì vậy, cách duy nhất là vừa lắp ráp các máy bay mới, hãng sản xuất vừa phải sửa chữa và nâng cấp các máy bay đã sản xuất và xuất xưởng.
Tất nhiên hãng hàng không Lockheed Martin không thể loại bỏ hết được 966 nhược điểm trong vài năm và các máy bay mới, bao gồm cả những máy bay đã được xuất khẩu vẫn có những nhược điểm, khiếm khuyết nhất định. Nhà sản xuất chỉ có thể ở một cấp độ nào đó loại bỏ hoàn toàn những khiếm khuyết thuộc Loại 1 phát hiện được, nhưng điều đó sẽ khiến công tác khai thác sử dụng, bảo trì bảo dưỡng gặp nhiều khó khăn phức tạp, đồng thời nhà sản xuất buộc phải chuẩn bị chương tình nâng cấp các máy bay đã sản xuất trong thời gian không xa.
Theo những tính toán sơ bộ, hoàn thiện và sửa chữa tất cả những nhược điểm của F-35 hiện nay cần một khoản kinh phí là 1,4 tỷ USD. Trước đó, kể từ năm 2012 đến này hãng Lockheed Martin đã mất khoảng 1,5 tỷ USD.
Để hoàn thiện các khiếm khuyết và nâng cao chất lượng khai thác sử dụng F-35 do áp dụng các công nghệ mới, bao gồm cả phần mềm và trí tuệ nhân tạo sẽ là một khoản kinh phí không nhỏ, điều đó có thể làm chương trình JSF tăng thêm một số tỷ USD nữa.
Trong khoảng thời gian sau 1 năm nữa, Lầu Năm Góc dự kiến bắt đầu sản xuất hàng loạt máy bay tiêm kích tiên tiến F-35 và đòi hỏi hãng Lockheed Martin phải loại bỏ hoàn toàn những vấn đề kỹ thuật.
Trong trường hợp khó khăn, những sửa chữa, nâng cấp, cải tiến máy bay sẽ diễn ra ngay trong quá trình lắp ráp hoặc sau này, trong quá trình khai thác sử dụng.
Tất nhiên F-35 không phải là máy bay thực chiến với đối thủ tương đương và sẽ có vai trò tương tự như F-22. Nhưng với các nước đồng minh như Israel, Hàn Quốc hoặc một số quốc gia trong điểm nóng, diễn biến có thể khác rất nhiều.
Ít nhất trong giai đoạn hiện nay, Mỹ và các nước có sử dụng F-35 trong biên chế sẽ phải bằng lòng với những khiếm khuyết kỹ thuật, gặp nhiều khó khăn trong khai thác sử dụng và hạn chế hiệu năng chiến đấu. Nhưng F-35/JSF không phải là chương trình tiêm kích chiếm ưu thế trên không, mà là một công cụ địa chính trị.