Siêu máy bay do thám Mỹ: Thoát hiểm hàng nghìn vụ tấn công tên lửa trong suốt 24 năm

Anh Tú |

Trong suốt 24 năm hoạt động, hàng nghìn quả tên lửa đã phóng về hướng SR-71 Blackbird nhưng Mỹ đã không bị thiệt hại bất kỳ một chiếc máy bay nào nhờ tốc độ đáng kinh ngạc của nó.

Cho tới tận ngày nay, SR-71 Blackbird vẫn là loại máy bay do thám bay nhanh nhất và cao nhất từng được biết tới.

Mặc dù Không quân Mỹ đã chính thức cho Blackbird nghỉ hưu năm 1990 (trên thực tế, sau đó NASA vẫn sử dụng 2 mẫu phục vụ hoạt động nghiên cứu) nhưng cho đến nay, nó vẫn là một trong những dòng máy bay phổ biến và thu hút sự chú ý nhiều nhất trên thế giới.

SR-71 được phát triển vào đầu những năm 1960 như một giải pháp thay thế cho sự cố hai máy bay do thám U-2 của Mỹ bị bắn hạ, một chiếc rơi ở Liên Xô và một chiếc ở Cuba.

Là máy bay trinh thám chiến lược, ưu thế tự vệ nổi trội nhất của SR-71 chính là ở tốc độ và trần bay cao của nó. Khi phát hiện thấy bị tên lửa đất đối không của đối phương tấn công, hành động thoát hiểm đơn giản của SR-71 sẽ là tăng tốc và tháo chạy.

Do đó, trong suốt 24 năm kể từ khi đi vào hoạt động, hàng nghìn quả tên lửa đã phóng về hướng Blackbird nhưng Không quân Mỹ đã không bị thiệt hại bất kỳ một chiếc nào nhờ tốc độ đáng kinh ngạc của nó.

SR-71 phục vụ trong Không quân Mỹ từ năm 1964 đến 1998 với tổng cộng 32 chiếc đã được chế tạo. Thực tế, Mỹ cũng đã để bị mất 12 chiếc nhưng là do tai nạn chứ không phải do hành động tấn công của đối phương.

Một số hình ảnh của SR-71 Blackbird ở chế độ đốt sau phóng:

Siêu máy bay do thám Mỹ: Thoát hiểm hàng nghìn vụ tấn công tên lửa trong suốt 24 năm - Ảnh 1.

SR-71 Blackbird vận hành bằng 2 động cơ turbojet hướng trục Pratt & Whitney J58. Mỗi động cơ tạo ra cho Blackbird lực đẩy 32.500 pound (144.500 N)

Siêu máy bay do thám Mỹ: Thoát hiểm hàng nghìn vụ tấn công tên lửa trong suốt 24 năm - Ảnh 2.

SR-71 của NASA bay ở chế độ đốt sau phóng lúc hoàng hôn trong chuyến bay nghiên cứu khoa học đầu tiên từ Cơ sở Nghiên cứu bay Dryden ngày 9/3/1993

Siêu máy bay do thám Mỹ: Thoát hiểm hàng nghìn vụ tấn công tên lửa trong suốt 24 năm - Ảnh 3.

Blackbird có vận tốc tối đa Mach 3, tức gấp hơn 3 lần vận tốc âm thanh

Siêu máy bay do thám Mỹ: Thoát hiểm hàng nghìn vụ tấn công tên lửa trong suốt 24 năm - Ảnh 4.

Năm 1976, phi công Mỹ Eldon Joersz đã từng đưa Blackbird đạt tới vận tốc 2.193 dặm/h (tức Mach 3.2) khi cất cánh từ Căn cứ không quân Edwards ở California, thiết lập kỷ lục thế giới cho chuyến bay phản lực có người lái nhanh nhất

Siêu máy bay do thám Mỹ: Thoát hiểm hàng nghìn vụ tấn công tên lửa trong suốt 24 năm - Ảnh 5.

Joersz cũng đã thiết lập kỷ lục về độ cao trong chuyến bay năm 1976 khi đạt tới 85.069 feet, cao hơn bề mặt Trái Đất 16 dặm (25,7 km). Kỷ lục này vẫn được giữ cho tới ngày nay

Siêu máy bay do thám Mỹ: Thoát hiểm hàng nghìn vụ tấn công tên lửa trong suốt 24 năm - Ảnh 6.

Mặc dù chưa từng bị tên lửa bắn rơi nhưng Blackbird lại có tỷ lệ tai nạn lên tới 30%

"Truyền nhân" bí ẩn của huyền thoại SR-71 Blackbird

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại