Sau S-400, nếu Thổ mua Su-35S: Nga đặt tiêm kích Sukhoi tối tân nhất vào "mũi súng" Mỹ?

Bảo Lam |

Một tình thế mâu thuẫn, nguy hiểm xung quanh mối quan hệ hợp tác kỹ thuật-quân sự giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang tăng một cách thần tốc.

Nga đang để "hở sườn" trong tự tin

Bản hợp đồng trị giá 2,5 tỷ USD giữa BQP Thổ Nhĩ Kỳ và Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Almaz-Antey cung cấp 4 Khẩu đội thuộc Hệ thống phòng không S-400, đã giúp Nga và Công ty xuất khẩu Rosoboronexport nói riêng giành được thị phần đáng kể tại Trung Đông.

Người Nga đã chiếm lợi thế trước các tập đoàn với sự hậu thuẫn của Chính phủ Mỹ như Lockheed Martin và Raytheon đang cố gắng áp đặt những khách hàng tiềm năng trong khu vực phải mua Hệ thống Patriot PAC-3.

Trong khi người Thổ bày tỏ sự quan tâm không hề giả tạo tới các loại vũ khí tương lai khác của Nga thì Washington từ chối thực hiện hợp đồng bán cho Thổ Nhĩ Kỳ máy bay tàng hình F-35A.

Sau S-400, nếu Thổ mua Su-35S: Nga đặt tiêm kích Sukhoi tối tân nhất vào mũi súng Mỹ? - Ảnh 1.

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ khó có khả năng tiếp cận F-35 trong tương lai

Các quan chức ngoại giao-quân sự cấp cao của Nga đã bày tỏ quyết tâm cung cấp cho Ankara các vũ khí công nghệ cao khác ngoài S-400.

Việc này có thể trở thành "con dao hai lưỡi" và có thể gây những hậu quả nghiêm trọng đối với khả năng ổn định chiến đấu của các đơn vị vũ trang Nga, hay nói cách khác là người Nga đã để "hở sườn".

Ví dụ: Những công nghệ tối quan trọng của Hệ thống phòng không S-400 “Triumph” có sự tương đồng với “Bộ não điện tử” của các tổ hợp S-300PMU-1 từng được bán cho Hi Lạp.

Trong khi các tổ hợp S-300PMU-1 đã được các chuyên gia đến từ Lầu Năm Góc và Bộ Quốc phòng Israel nghiên cứu kỹ lưỡng thì thông tin về thiết bị điện tử của chiếc tiêm kích thế hệ “4++” Su-35S hiện chỉ có lực lượng Không quân Nga và Trung Quốc biết được.

Có thể tưởng tượng việc thực hiện bản hợp đồng cung cấp các Máy bay chiến đấu thuộc "thế hệ chuyển đổi" Su-35S cho phía Thổ Nhĩ Kỳ sẽ nguy hiểm tới mức nào?

Sau S-400, nếu Thổ mua Su-35S: Nga đặt tiêm kích Sukhoi tối tân nhất vào mũi súng Mỹ? - Ảnh 2.

Việc Mỹ loại Thổ khỏi chương trình F-35 sẽ tạo cơ hội để Nga bán Su-35S

Mỹ và Anh có thể khai thác được gì từ Su-35S?

Có thể phỏng đoán một cách logic rằng tình báo Mỹ và Anh, cũng như các chuyên gia đến từ công ty chế tạo máy bay Boeing và Lockheed Martin sẵn sàng đề xuất “một cái giá” đối với bất cứ quốc gia tiềm năng sở hữu Su-35S, để đổi lấy cơ hội được nghiên cứu các thiết bị quan trọng.

Đối với Trung Quốc, thì hành động này khó có thể được chấp nhận, còn với Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia thành viên NATO, chắc chắn đây không phải là vấn đề.

Về loại vũ khí có khả năng được cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ, người đứng đầu tập đoàn Rostech (Nga), ông Sergei Chemezov tuyên bố:

"Phiên bản Su-35S dự định xuất khẩu cho Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được trang bị radar tầm xa đa cơ chế đặc biệt N035 Ibris-E”.

Sau S-400, nếu Thổ mua Su-35S: Nga đặt tiêm kích Sukhoi tối tân nhất vào mũi súng Mỹ? - Ảnh 4.

Radar Irbis-E của Su-35S

Thiết bị này của Su-35S là bộ phận “tối quan trọng” trong các nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không và đánh chặn tầm xa và vì thế nó sẽ nằm trong danh sách thiết bị mà các chuyên gia phương Tây phải mổ xẻ để nghiên cứu.

Việc phân tích các chỉ số về tần số hoạt động và biểu đồ bức xạ trong cơ chế khẩu độ tổng hợp (SAR), tầm quan sát trong không gian và khả năng đeo bám các mục tiêu bay ngang qua trên không sẽ giúp các chuyên gia phương Tây tìm ra được thuật toán tần số gây nhiễu điện tử hiệu quả nhất trước các radar Ibris-E.

Những thuật toán nêu trên sẽ bổ sung một cách cần thiết cho phần mềm của các thiết bị tác chiến điện tử treo ngoài AN/ALQ-249 “Next Generation Jammer Inc 1” của Mỹ được lắp đặt trên những máy bay tác chiến điện từ cất cánh từ tàu sân bay EA-18G Growler.

Sau S-400, nếu Thổ mua Su-35S: Nga đặt tiêm kích Sukhoi tối tân nhất vào mũi súng Mỹ? - Ảnh 6.

Một chiếc EA-18G với dấu hiệu cho thấy trong một cuộc tập trận nó đã "hạ gục" một F-22 Raptor bằng chế áp điện tử (được cho là sử dụng thiết bị AN/ALQ-249).

Các thiết bị tác chiến điện tử này, với lưới antenna mảng pha chủ động hai bên, có khả năng tập trung các tia “năng lượng cao” hẹp ngắm vào gây nhiễu trực tiếp trên các radar áp chế của những tiêm kích của đối phương.

Tổ hợp radar “Ibris-E” với các lưới antenna mảng pha bị động, mà có đường truyền trên cơ sở đèn sóng và không có các bộ lọc điều chỉnh tần sóng (RFTF), cũng như bộ khuếch đại và bộ giảm hạ âm trong thành phần của modul thu phát, đơn giản là sẽ không thể chống lại các thiết bị mô phỏng nhiễu sóng và ngắm tập trung của “Next Generation Jammer”.

Chính cơ chế “quy về 0” của biểu đồ tập trung không hề có trên những trạm radar ăng-ten lưới mảng pha bị động (điều khác biệt so với ăng-ten lưới mảng pha chủ động).

Thêm một thiết bị nhạy cảm hơn nữa đó là hệ thống radar định vị N011M Bars-R lắp đặt trên các tiêm kích có số lượng nhiều nhất trong Không quân Nga, Su-30SM.

Radar nói trên có thiết kế đường truyền thu phát tương tự Ibris-E, chỉ với khác biệt là Bars-R có các khả năng tạo năng lượng và khoảng cách phát hiện nhỏ hơn.

Sau S-400, nếu Thổ mua Su-35S: Nga đặt tiêm kích Sukhoi tối tân nhất vào mũi súng Mỹ? - Ảnh 8.

Radar N011M Bars-R

Từ đó, có thể đi đến một kết luận rất đáng quan ngại rằng, việc những công nghệ tối quan trọng của các hệ thống radar định vị Irbis-E rơi vào tay người Thổ, và sau đó vào tay các chuyên gia phương Tây có thể làm giảm đi đáng kể khả năng sống sót của hai mẫu máy bay chiến đấu Su-30SM và Su-35S của Nga, với số lượng lên tới 250 chiếc hiện nay

Do vậy, người Nga cần phải suy ngẫm về tính đúng đắn của việc ký kết với Ankara bất ký bản hợp đồng bán máy bay Sukhoi chỉ để phục vụ những lợi ích không quân của một quốc gia khó lường nhất tại Tây Á.

EA-18G Growler được mệnh danh là máy bay có thể "làm mù" đối phương bằng các thiết bị như AN/ALQ-249.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại