Nga sao chép công nghệ UAV từ Israel
Hiện nay ở Israel người ta đang tích cực thảo luận về tiềm lực của ngành công nghiệp quốc phòng Israel trong bối cảnh mối quan hệ với Nga ngày càng diễn biến phức tạp. Lấy ví dụ, hiện giờ trên các phương tiện truyền thông người ta nhắc tới sự việc xảy ra năm ngoái.
Vào tháng 7/2018, một trong số những UAV của Nga đã bị bắn hạ trên bầu trời cao nguyên Gola bởi các lực lượng vũ trang Israel. Khi những mảnh vỡ của chiếc UAV rơi vào tay giới quân sự Israel, thì họ vô cùng ngạc nhiên. Cỗ máy bị bắn hạ được nhận dạng là UAV do quân đội Israel vận hành. Sự khác biệt chỉ là những dòng chữ trên cỗ máy của Nga là tiếng Cyrillic.
Không phải tất cả binh lính quân đội Israel đều biết rằng, trong chương trình phát triển UAV của mình, Nga thường sử dụng những công nghệ của Israel. Bởi vậy họ mới ngạc nhiên.
Tất cả bắt đầu từ năm 2008 khi trong khuôn khổ các chiến dịch chống lại những đơn vị của Gruzia âm mưu chiếm Nam Osetia, các UAV lỗi thời của Nga và Liên Xô đã cho thấy rõ những mặt trái.
Cuối cùng, Nga đã quyết định bắt đầu hợp tác với Israel trong lĩnh vực này. Vào năm 2010, 400 triệu USD đã được bỏ ra để mua các công nghệ của một trong những công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực UAV là Israel Aerospace Industries.
Cuối cùng, sau hai năm, quân đội Nga đã có được "Forpost". Có thể nói rằng, đây là UAV hiệu quả đầu tiên của Nga, nếu như nó không phải là phiên bản sao chép gần như chính xác Searcher II của Israel. Hơn nữa, thậm chí mọi phụ tùng cũng được chuyển tới từ quốc gia Do Thái.
Sau 3 năm, Nga không có sự tiến bộ trong lĩnh vực này và tiếp tục mua thiết bị của Tel-Aviv. Vào năm 2015, Moscow mua thêm một lô UAV nữa, mà như thông báo khi đó, ban đầu đáng lẽ là bán được cho Ukaine, nhưng Netanyahu không muốn làm hỏng mối quan hệ với Điện Kremlin, bởi vậy ông đã huỷ bỏ thỏa thuận ban đầu.
Hệ thống phòng thủ tên lửa S-300. Ảnh: TASS
Israel thừa sức tiêu diệt cả UAV và S-300 Nga?
Cho đến nay, Nga vẫn phụ thuộc vào các phụ tùng của Israel. Mặc dù hình như trong năm tới Nga lên kế hoạch hoàn toàn chuyển sang các phụ tùng sản xuất nội địa. Nhưng tạm thời đó mới chỉ là kế hoạch. Còn việc tự sản xuất những cỗ máy kiểu này thì Nga chưa có kế hoạch, cho nên hiện giờ "Forpost" vẫn là UAV chủ lực của các lực lượng vũ trang Nga.
Và điều này không hay ho cho lắm nếu như tính tới tình huống giữa Nga và Israel còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết trên không phận Syria. Quân đội Israel thường thực hiện các cuộc tấn công những đồng minh của Nga. Đôi khi, vì những cuộc không kích này mà nhiều thường dân, trong đó có trẻ em thiệt mạng.
Còn Iran, quốc gia mà các căn cứ thường xuyên chịu thiệt hại, đã bắt đầu trừng mắt nhìn về phía Điện Kremlin. Tất cả những thứ đó đang cản trở Moscow, và vì lợi ích của mình, chính quyền Nga nên sử dụng tối đa các nguồn lực để hạn chế lực lượng không quân Israel trên bầu trời Syria.
Đương nhiên, những công nghệ của Israel không thể giúp gì ở đây. Vấn đề ở chỗ "Forpost" đã được các chuyên gia của Israel Aerospace Industries nghiên cứu rất kỹ.
Tiêm kích F-16 phóng tên lửa dẫn đường Maverick. Ảnh: Raytheon
Chuyên gia về các cuộc xung đột quân sự và Trung Đông, Richard Frank cho rằng Israel có thể trong bất cứ thời điểm nào "hạ thủ" các UAV của Nga.
Nhiều quốc gia đã từng đi theo cách này. Tự mình sản xuất các UAV rất phức tạp – đó là loại vũ khí mới, mặc dù, như đã biết, Liên Xô từng có chương trình phát triển công nghệ không người lái rất nghiêm túc.
Nhưng với việc Liên Xô tan rã, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này đã bỏ sang chính Israel và Mỹ. Họ tiếp tục làm việc, còn Nga trong khi đó, có vẻ như, hoàn toàn không quan tâm tới UAV.
Hiện giờ, trong thời gian ngắn xây dựng được công nghệ và tổ chức được sản xuất là điều không thể, bởi vậy Moscow đã nhờ Israel với vai trò một trong những quốc gia đi đầu trong lĩnh vực công nghệ quân sự.
Tất nhiên, sẽ không có vấn đề gì đáng lo ngại nếu như không xảy ra xung đột đối đầu giữa Israel và Nga. Tuy nhiên, nếu như có những hiểm hoạ như thế, thì về mặt lý thuyết, Israel có thể hạ gục các UAV này của Nga, mà trên thực tế là do Israel sản xuất.
Điều đó có phương hại nghiêm trọng tới Nga hay không? Chuyên gia Richard Frankcho rằng khó có thể, bởi vì quân đội Nga hiện tại không có mức độ công nghệ cao như quân đội Mỹ hoặc Israel và sự phụ thuộc của Nga vào những phương tiện tương tự không lớn. Quân đội Nga hiện chỉ có vài chục chiếc UAV. Điều này không đáng ngại.
Tuy nhiên, về những vấn đề của hệ thống tên lửa S-300 thì cần phải hiểu rằng, các tổ hợp này đã được Israel nghiên cứu rất kỹ. Có thông tin cho rằng vào thập niên 90, Nga từng cho phép các chuyên gia Israel truy cập vào một loạt các công nghệ phòng thủ chống tên lửa.
Điều này có thật hay không thì chưa thể khẳng định chắc chắn 100%. nhưng người Israel rõ ràng có nhiều cơ hội để nghiên cứu S-300, chẳng hạn như hệ thống S-300 của Hy Lạp.
Bởi vậy, ý nghĩa thực tiễn trong việc chuyển giao S-300 cho chính quyền của Tổng thống Syria Bashar Assad không nhiều. Điều này chỉ tạo nên những rủi ro cho các máy bay dân dụng của Israel. Còn đối với giới quân sự Israel, thì không có vấn đề gì đáng lo.
Tên lửa S-300 phô diễn uy lực trong cuộc tập trận ngày 11/10