Sân bay dã chiến, tiêm kích F-16V cũng không cứu được Đài Loan khi Trung Quốc tấn công?

Hoài Giang |

Trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ - Trung gia tăng, Không quân Đài Loan đã tập trận trên đường cao tốc, tuy nhiên phương án này cũng chỉ giúp họ thêm "một chút" thời gian.

Sân bay dã chiến là đường cao tốc, giải pháp tình thế của Đài Loan

Hôm 28/5, máy bay phản lực của Đài Loan đã hạ cánh trên đường cao tốc như một phần của một cuộc tập trận, đây là hành động có tính chất chuẩn bị cho chiến sự đầu tiên trong 5 năm qua.

Các máy bay chiến đấu và một máy bay cảnh báo sớm, đã luyện tập tiếp nhiên liệu, bổ sung tên lửa và các loại đạn dược khác trước khi cất cánh trở lại, theo truyền thông Đài Loan.

Máy bay phản lực F-16V, Mirage 2000-5, máy bay chiến đấu do Đài Loan tự sản xuất và máy bay cảnh báo sớm E-2K đã hạ cánh tại khu vực Hoa Đàn của cao tốc Tôn Dật Tiên gần thành phố Chương Hóa vào khoảng 6 giờ sáng.

Sân bay dã chiến, tiêm kích F-16V cũng không cứu được Đài Loan khi Trung Quốc tấn công? - Ảnh 1.

Nhóm máy bay tấn công của Đài Loan huấn luyện cất hạ cánh tại đường cao tốc.

Mục tiêu của hoạt động tập trận này không phải là để trình diễn khả năng của không quân với người dân địa phương. Đây được coi là một cuộc huấn luyện về cách mà Không quân Đài Loan "sinh tồn" khi các căn cứ không quân chủ chốt của họ bị phá hủy.

Chắc chắn rằng trong trường hợp Trung Quốc sử dụng vũ lực với Đài Loan, hoặc bất kỳ cuộc xung đột lớn nào giữa hai bên, một số lượng tên lửa đạn đạo và máy bay tấn công khổng lồ sẽ biến số lượng sân bay hạn chế của Đài Loan trở nên không thể sử dụng được.

Cuộc huấn luyện nói trên cũng mang đến cho Đài Loan cơ hội thể hiện năng lực những chiếc F-16V mới, đây là gói nâng cấp mới nhất của Lockheed Martin cho máy bay chiến đấu từ thời Chiến tranh Lạnh này.

Đài Loan đang nâng cấp 144 máy bay F-16A và B lên chuẩn F-16V theo dự án hiện đại hóa có trị giá 3,68 tỷ USD. Dự án dự kiến ​​hoàn thành vào năm 2023.

Đài Loan hiện tại ở thế không thể thuyết phục Washington bán máy bay tàng hình F-35 vì điều này sẽ được coi là hành động "đối đầu trực diện" trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, thì F-16V là một lựa chọn khả dĩ.

Được trang bị radar quét mảng pha điện tử tiên tiến APG-83 (AESA), tương tự radar trên F-22 và F-35, F-16V sẽ là đối thủ xứng tầm cho các phi đội máy bay đang được Trung Quốc phát triển.

Tuy nhiên, radar vượt trội sẽ không giúp ích gì nhiều nếu máy bay chiến đấu không có chỗ để tiếp nhiên liệu và tái vũ trang sau khi xuất kích. Một Đại tá Không quân Đài Loan nói với các phóng viên:

"Các căn cứ không quân ở Đài Loan sẽ trở thành mục tiêu chính trong trường hợp bị tấn công. Việc ứng dụng đường cao tốc trở thành đường băng cất hạ cánh là điều cần thiết và sẽ là lựa chọn ưu tiên của chúng tôi nếu đường băng ở các căn cứ không quân bị hư hại trong chiến tranh".

Sân bay dã chiến, tiêm kích F-16V cũng không cứu được Đài Loan khi Trung Quốc tấn công? - Ảnh 2.

Máy bay chiến đấu F16-V do Hoa Kỳ sản xuất, hạ cánh trên đường cao tốc (Nguồn: Cơ quan Thông tấn Quân sự, Không quân Đài Loan).

Cất hạ cánh trên đường cao tốc sẽ đem lại lợi thế gì cho Đài Loan?

Máy bay cất hạ cánh trên cao tốc là một hình ảnh ấn tượng cho tinh thần chiến đấu của người dân Đài Loan thì câu hỏi quan trọng nhất là nó sẽ giúp ích gì trong một cuộc tấn công ồ ạt của Trung Quốc?

Đài Loan không phải là quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tiên có ý tưởng sử dụng đường cao tốc là sân bay. Thụy Điển và Phần Lan đã liên tục huấn luyện không quân trong điều kiện tương tự trong Chiến tranh Lạnh.

Hai nước dừng lại hoạt động huấn luyện này sau sự sụp đổ của Liên Xô, nhưng gần đây đã tái khởi động hoạt động sử dụng đường cao tốc như sân bay dã chiến khi Nga càng ngày càng tăng sức mạnh.

Và trên thế giới, việc một phi công dân sự gặp phải tình huống khẩn cấp và hạ cánh trên đường cao tốc là chuyện thường xảy ra.

Sân bay dã chiến, tiêm kích F-16V cũng không cứu được Đài Loan khi Trung Quốc tấn công? - Ảnh 4.

Một đường cao tốc có thể sử dụng làm sân bay dã chiến của Đài Loan.

Tuy nhiên, nếu so với Thụy Điển (450.295 km2) và Phần Lan (338.424 km2), thì Đài Loan có diện tích nhỏ hơn nhiều (36.000 km2).

Việc sử dụng cao tốc là đường băng dã chiến là khả thi và giúp máy bay chiến đấu có thể nhanh chóng tiếp nhiên liệu và tái trang bị, thì nhu cầu bảo trì của các máy bay phản lực hiện đại sẽ phải được xử lý tại một cơ sở bảo trì được trang bị nhiều thiết bị kỹ thuật hơn là đường cao tốc.

Một phương án khả dĩ là máy bay Đài Loan sau một thời gian sẽ cần phải bay đến các căn cứ không quân ở quốc gia khác, chẳng hạn như Nhật Bản.

Không quân của Trung Quốc lớn gấp nhiều lần và số lượng tên lửa đạn đạo và hành trình vượt trội, Không quân Đài Loan sẽ có thể bị thiệt hại nặng nề tới mức không còn có thể hoạt động được ngay ở những giờ đầu của cuộc chiến.

Sân bay dã chiến bằng cao tốc ít nhất sẽ giữ họ khỏi sụp đổ lâu hơn một chút trước khi có sự ứng cứu của các đồng minh, một điều khó có thể xảy ra với áp lực của Trung Quốc hiện đại.

Nhưng nó sẽ đặt tiếp một câu hỏi, nếu bị "bỏ mặc" trong một cuộc chiến với Trung Quốc thì họ sẽ di tản tới đâu khi bốn mặt là biển và di chuyển đường không và đường biển đều bị "khóa"?

Không quân Đài Loan diễn tập cất hạ cánh trên đường cao tốc (Nguồn AFP/Youtube).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại