Sai lầm không thể tha thứ, tổ hợp Pantsir-S1 phòng không Syria tan nát: Cái giá quá đắt!

Bình Nguyên |

Một lần nữa phòng không Syria lại để Israel "vồ đẹp" tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 tối tân. Có thể nói đây là sai lầm hết sức đang giận và không thể tha thứ.

Không biết quý trọng vũ khí

Không có đối thủ tương tự trên thế giới, tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 do Nga chế tạo sở hữu những điểm vượt trội như gọn nhẹ, cơ động nhanh, uy lực lại mang được vũ khí đa dạng với số lượng lớn. Rõ ràng phòng không Syria đang sở hữu một trong những loại vũ khí phòng không tầm thấp tốt nhất.

Với những gì mà phía Israel công bố thì rạng sáng nay, phòng không Syria lại "biếu" cho Không quân Do Thái 1 tổ hợp Pantsir-S1 nữa, sau vụ 1 tổ hợp tương tự bị Israel vồ đẹp hồi tháng 5/2018.

Rõ ràng một số kíp chiến đấu Pantsir-S1 Syria lại đang không biết quý trọng vũ khí hiện đại mà mình được trang bị. Cuộc chiến với Israel có thể sẽ còn kéo dài, nhiều năm nội chiến đã khiến kinh tế Syria kiệt quệ, cho dù được Nga hỗ trợ đi chăng nữa thì vẫn cần phải có "tiền tươi, thóc thật".

Được biết, giá trị của mỗi tổ hợp phòng không tầm thấp này rơi vào khoảng 16-20 triệu USD, tùy phiên bản và cấu hình. Như vậy, với 2 tổ hợp Pantsir-S1 bị phá hủy, phòng không Syria đã đốt tối thiểu hơn 30 triệu USD.

Mất tiền đã đành, nhưng trong lúc nước sôi lửa bỏng mà vũ khí hiện đại ngày một hao hụt thì là điều đáng báo động.

Sai lầm không thể tha thứ, tổ hợp Pantsir-S1 phòng không Syria tan nát: Cái giá quá đắt! - Ảnh 1.

Khoảnh khắc trước khi tổ hợp Pantsir-S1 Syria bị tiêu diệt.

Sai lầm không thể tha thứ, tổ hợp Pantsir-S1 phòng không Syria tan nát: Cái giá quá đắt! - Ảnh 2.

Dường như khi bị tiêu diệt, tổ hợp Pantsir-S1 của Syria đang không hoạt động.

Sai lầm không thể tha thứ?

Có những điều trùng hợp kỳ lạ giữa 2 vụ Pantsir-S1 của Syria bị Không quân Israel tiêu diệt đó là:

Thứ nhất, chúng đều đứng chơ vơ hoặc giữa đường băng sân bay hoặc giữa cánh đồng, những nơi hoàn toàn trống trải mà không hề có công sự che chắn hay phủ bạt ngụy trang nên dễ bị phát hiện và đánh trúng như một món mồi ngon.

Thứ 2, chúng đều đang ở trong trang thái không sẵn sàng chiến đấu mà có thể là do đã hết đạn.

Với vụ mới nhất này, có thể thấy rõ khi quả đạn có điều khiển chính xác của Israel đang lao tới, radar chiếu xạ của tổ hợp Pantsir-S1 này đã gập xuống ở trạng thái hành quân, 4 chân trống thủy lực đã rút lên và phía sau còn có thêm 1 xe tải nữa, khả năng là xe tiếp đạn.

Dường như phía Israel đã chọn thời điểm "vồ" rất chính xác trong lúc kíp chiến đấu Pantsir-S1 hết đạn và đang chuẩn bị thực hiện nạp đạn mới?

Thứ ba, sát thủ UAV tấn công cảm tử Harop là thủ phạm tiêu diệt Pantsir-S1 Syria, tương tự như lần trước. UAV Harop có khả năng bay xung quay mục tiêu trong thời gian trước khi tấn công để tránh bị phát hiện và đánh trả.

Israel tiêu diệt 1 tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 của Syria.

Chúng đã chọn được thời cơ một cách chính xác, lao vào tấn công khi "con mồi" Pantsir-S1 Syria không có khả năng chống trả và đương nhiên là không thể thoát khỏi nanh vuốt của sát thủ độc đáo này.

Rõ ràng, phòng không Syria đã trải qua nhiều trận đối đấu khốc liệt với Không quân Israel, ít nhiều gì họ cũng phải thu lượm được những bài học và những kinh nghiệm quý giá cả từ những thành công lẫn thất bại.

Nhưng với kíp chiến đấu Pantsir-S1 hôm nay, họ đã quá chủ quan, khi hết đạn nhẽ ra họ phải nhanh chóng cơ động tới vị trí an toàn hoặc phải để trong công sự che chắn dù bằng đất hoặc bao cát thôi cũng đủ để khiến hạn chế thiệt hại.

Sai lầm không thể tha thứ, tổ hợp Pantsir-S1 phòng không Syria tan nát: Cái giá quá đắt! - Ảnh 4.

Pantsir-S1 của Nga được bảo vệ khá kỹ trong các lớp công sự bằng bao cát cao tới gần 3m và có phủ bạt ngụy trang.

Bởi nếu thực hiện triệt để phương châm phòng tránh, đánh trả thì UAV cảm tử Harop của Israel tuy nguy hiểm nhưng chúng lại mang được lượng đầu nổ khá bé nên kể cả khi bị đánh trúng cũng không quá nghiêm trọng.

Đồng thời, phải chăng các tổ hợp Pantsir-S1 đã để lộ điểm yếu mà đã có lần một chuyên gia Nga nhắc tới, đó là khả năng phát hiện/đánh chặn những mục tiêu bay cỡ nhỏ không tốt như quảng cáo nên không biết UAV Harop đang rình rập quanh đó, trước khi tung ra cú vồ chết người?

Bên cạnh đó, dường như Pantsir-S1 đi lẻ nên khi hết đạn đã không có sự hỗ trợ của các đơn vị/kíp chiến đấu khác?

Israel vốn là bậc thầy về tác chiến tập kích đường không, chỉ cần một sơ suất nhỏ, chủ quan hay thậm chí là lười biếng (không chịu đào/xây công sự chiến đấu) là sẽ phải trả giá. Và hôm nay, phòng không Syria đã phải trả một cái giá quá đắt.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại