Rượu “ông uống, bà khen”

BS. Nghiêm Huệ |

Những chai rượu rắn, bìm bịp, tắc kè luôn được các quý ông ưu ái mỗi khi vào cuộc nhậu, bởi vì nó không những có ích cho sức khỏe nói chung mà còn rất có ích cho “chuyện ấy”.

Những chai rượu rắn, bìm bịp, tắc kè luôn được các quý ông ưu ái mỗi khi vào cuộc nhậu, bởi vì nó không những có ích cho sức khỏe nói chung mà còn rất có ích cho “chuyện ấy”. Mời bạn đọc khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn công dụng và cách ngâm rượu.

Rượu rắn: Rắn càng độc càng quý, như hổ mang, cạp nong, cạp nia... Theo Bản thảo cương mục, rắn có tác dụng vào can và thận, vì thế, ăn rắn và uống rượu rắn sẽ trị phong thấp, đau xương và rút gân. Mật rắn quý vì bao nhiêu tinh chất của rắn cô đọng trong túi mật.

Cách ngâm: Rắn 1 bộ khoảng 3-5 con, các vị thuốc thương truật, xuyên khung, tần giao, mộc qua, thiên niên kiện 150g; xuyên quy, độc hoạt 200g; dây đau xương 300g, rượu trắng 5-7 lít. Thời gian ngâm càng lâu càng tốt, tối thiểu là 1 tháng có thể dùng được.

Rượu bìm bịp: Đây là rượu quý trị nhức mỏi và cứng gân cốt. Ở nơi có bìm bịp làm tổ người ta thường đến tổ bìm bịp mới sinh con, bẻ gãy chân những con bìm bịp non, sau đó chờ cho mẹ chúng tha những cây thuốc về trị bệnh để bắt chim non về ngâm rượu, vì cho rằng trong con bìm bịp non đó chứa những cây thuốc có đặc tính tiếp cốt vừa được bìm bịp mẹ mớm cho.

Cách ngâm: bìm bịp 2 con để nguyên tính, tiểu hồi 6g, rượu trắng 2 lít. Ngâm trong 3 tháng là có thể dùng được.

Rượu nhung: Nhung là gạc non của hươu, có màu đen xám hay vàng mơ, nếu mọc vào tiết hạ chí thì gọi là mê nhung, bổ phần âm huyết; còn mọc vào tiết đông chí thì gọi là lộc nhung, bổ phần dương khí. Mê nhung thường lớn hơn lộc nhung. Nhung tư âm bổ thận, chữa bệnh âm hư lao tổn và những chứng thuộc phần huyết hoặc gân xương lưng gối đau nhức.

Ngâm 20-40g nhung hươu trong 500ml rượu, sau 7 ngày có thể dùng được; hoặc nhung hươu 30g, bỏ lông thái lát, sơn dược 30g, cho cả 2 dược liệu vào túi lụa buộc lại cho vào bình rượu khoảng 500-1.000ml, ngâm trong 7 ngày có thể lấy ra uống. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa, chừng 30ml.

Rượu tắc kè: Muốn rượu có công hiệu phải ngâm tắc kè còn nguyên đuôi, nếu có cả con đực và con cái đang dính chặt với nhau thì càng tốt. Tắc kè vị mặn, tính bình, hơi độc, công dụng hư lao, ho lao, ho ra máu, hen suyễn, tiêu khát (đái tháo đường), suy nhược thần kinh, liệt dương, di mộng tinh, suy giảm khả năng tình dục...

Khi dùng bỏ mắt và kỳ trên sống lưng, tẩm rượu nướng khô mới dùng. Khi ngâm tắc kè bao giờ người ta cũng ngâm với một số vị thuốc khác như nhân sâm, hạnh nhân, phục linh. Ngâm càng lâu càng tốt.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại