Ảnh hưởng của rượu đến sức khỏe sinh sản nữ giới
Lạm dụng rượu là nguyên nhân gây ra sự giảm tiết dịch âm đạo ở nữ giới, dẫn đến việc phụ nữ cảm thấy khó chịu hoặc đau khi quan hệ tình dục
Rượu cũng gây ra các bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt như vô kinh (ngừng chu kỳ kinh nguyệt) và có thể làm chậm quá trình rụng trứng gây ảnh hưởng đến việc thụ thai. Ngoài ra rượu cũng có thể gây ra co thắt tử cung dẫn đến sinh non.
Phụ nữ lạm dụng rượu trong thời kỳ mang thai sẽ dẫn tới hội chứng ngộ độc rượu thai nhi (FAS) và rối loạn bào thai do rượu (FASD). Rối loạn bào thai do rượu là thuật ngữ để mô tả các vấn đề ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh do rượu gây ra.
Các rối loạn này có thể biểu hiện từ nhẹ đến nghiêm trọng và có thể gây ra những dị tật về thể chất cũng như trí tuệ cho trẻ sơ sinh.
Hội chứng ngộ độc rượu thai nhi là trường hợp nặng nhất củarối loạn bào thai do rượu, hội chứng này bao gồm những tổn thương vĩnh viễn về thị giác, thính giác, trí nhớ, độ tập trung, khả năng học tập và giao tiếp ở trẻ.
Rượu cũng là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh ung thư vú ở phụ nữ
Rượu cũng gây ra các bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt. Ảnh minh họa.
Ảnh hưởng của rượu đến sức khỏe sinh sản nam giới
Nhiều người đàn ông tin rằng rượu là một trợ thủ đắc lực trong việc kích thích ham muốn tình dục nhưng sự thật thì hoàn toàn ngược lại. Nếu nồng độ cồn trong máu quá cao thì sẽ dẫn đến giảm ham muốn tình dục, thậm chí là bất lực.
Hơn thế nữa việc lạm dụng rượu cũng khiến teo tinh hoàn, thiếu hụt testosterol, tăng tổng hợp estrogen dẫn đến làm giảm các đặc tính sinh dục phụ ở nam giới.
Ảnh hưởng của rượu đến cả nam và nữ giới đó là tăng nguy cơ các hành vi quan hệ tình dục không an toàn do việc mất kiểm soát tâm trí dẫn đến mắc các bệnh lây qua đường tình dục nguy hiểm như HIV/AIDS, lậu, giang mai, Chlamydia… Từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản nói chung.
Rượu làm giảm hoạt động của tuyến yên. Ảnh minh họa.
Cơ chế tác động của rượu lên đường sinh sản
Hệ thống sinh sản của con người bao gồm vùng dưới đồi, tuyến yên, tinh hoàn, bường trứng, tử cung. Rượu đều có thể ảnh hưởng đến chức năng của từng bộ phận này.
Rượu ảnh hưởng đến tế bào laydig và sertoni ở tinh hoàn gây ra việc giảm sản xuất và tiết hóc môn testosterol, suy yếu chức năng trưởng thành tinh trùng dẫn đến giảm chất lượng tinh trùng.
Rượu làm giảm hoạt động của tuyến yên hoặc làm giảm bài tiết hai hóc môn quan trọng là luteinizing và hóc môn kích thích nang trứng dẫn đến giảm khả năng thụ thai.
Rượu gây có thắt tử cung và giảm hoạt động của buồng trứng là những lý do khiến việc thụ thai hoặc mang thai trở lên khó khăn hơn.