“Rồng lửa” S-300 “giương nòng” ở Syria khiến Mỹ bối rối, cuống cuồng thử nghiệm lại F-35?

Vũ Thu Hương |

Quyết định của Lầu Năm Góc trong việc tiếp tục thử nghiệm thêm với máy bay chiến đấu F-35 cho thấy Mỹ đã không còn chắc chắn về khả năng tàng hình của tiêm kích này trước hệ thống phòng không S-300 của Nga, hệ thống vũ khí đã được Nga chuyển tới Syria.

Theo AMN, việc triển khai hệ thống phòng thủ S-300 tới Syria đã gióng hồi chuông cảnh báo vào Mỹ và Israel.

Quyết định của Lầu Năm Góc trong việc triển khai thử thêm máy bay chiến đấu F-35 cho thấy Mỹ đã không còn chắc chắn về khả năng tàng hình của tiêm kích này trước hệ thống phòng không S-300 của Nga , tờ EurAsian Times của Ấn Độ viết.

"Thực tế rằng Mỹ đã cố gắng để đảm bảo máy bay của họ có thể tàng hình hết mức, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là máy bay có khả năng đó.

Và mới đây, Lầu Năm Góc đã đột ngột thông báo cần phải thử nghiệm thêm với F-35. Đây là bằng chứng rõ ràng cho thấy bản thân Mỹ cũng không tin F-35 có thể "chọc mù" hệ thống phòng thủ S-300", tờ báo cho biết.

Theo EurAsian Times, F-35 Lightning II được phát triển nhằm đánh bại hệ thống S-300 của Nga mà Mỹ có dịp tiếp cận.

Ngay khi Iran bắt đầu đàm phán với Nga để mua S-300, Israel đã trả cho Hy Lạp một khoản tiền lớn để có thể tiếp cận hệ thống vũ khí này nhằm mục tiêu nghiên cứu. Bên cạnh đó, người Mỹ cũng đã mua nhiều bộ phận của tổ hợp vũ khí này thông qua Belarus.

Tuy nhiên, thông tin về hệ thống S-300 mà người Mỹ biết được chỉ là "hệ thống cũ từ năm 1978 và sự khác nhau giữa công nghệ hiện đại với hệ thống cũ năm 1978 là rất lớn", báo điện tử cho hay.

“Rồng lửa” S-300 “giương nòng” ở Syria khiến Mỹ bối rối, cuống cuồng thử nghiệm lại F-35? - Ảnh 2.

Nga đã chuyển S-300 cho Syria

Bình luận về việc S-300 được chuyển tới Syria, tờ EurAsian Times kết luận S-300 sẽ "tăng cường khả năng phòng không cho Syria nhưng chỉ trong một khu vực bởi có thông tin cho rằng chỉ 4 hệ thống phòng thủ được chuyển tới đây.

Không quân Israel đủ mạnh và được trang bị tốt để có thể chống đỡ hệ thống vũ khí này. Tuy vậy, nguy cơ cũng sẽ cao hơn".

Bộ trưởng về hợp tác trong khu vực của Israel Tzachi Hanegbi trước đó tuyên bố rằng khả năng của S-300 đã nằm trong kế hoạch chiến lược của Israel.

Trong khi đó, Lầu Năm Góc cũng đã thông báo rằng các bài thử nghiệm quy mô toàn diện của máy bay F-35 Lightning II thế hệ 5 sẽ được bắt đầu vào tháng 11 chứ không phải trong tháng 9 như dự kiến vì Lockheed Martin đã không kịp nâng cấp phần mềm máy tính của máy bay kịp thời hạn.

Tóm lại, Israel sẽ nhận được 50 F-35 Lightning II từ Mỹ và máy bay này sẽ được đổi tên thành F-35I Adir. Hiện tại, Israel có 8 máy bay dòng này.

Hệ thống S-300PM được Nga chuyển cho Syria là tổ hợp tinh vi, bắt đầu được Nga đưa vào vận hành từ năm 1993.

Hệ thống phòng không tân tiến S-300 có thể phá hủy tên lửa và máy bay chiến đấu ở khoảng cách xa tới 200km.

Moscow đã cung cấp hệ thống S-300 cho Syria nhằm bảo vệ lực lượng Nga được triển khai tới quốc gia Trung Đông sau vụ máy bay Nga bị phòng không Syria bắn nhầm trong trận không kích của Israel ở Latakia.

Công ty ImageSat International hôm 30/6 cho hay, toàn bộ hệ thống phòng không S-300 của Syria đã sẵn sàng thực chiến, ngăn cản các cuộc không kích nhằm vào nước này.

Trước đó, mới 3 trong số 4 hệ thống S-300 đã được lắp đặt thành công ở căn cứ Masyaf, phía tây bắc Syria. Nhưng những bức ảnh vệ tinh ngày 30/6 cho thấy, bệ phóng thứ 4 đã ở vị trí sẵn sàng, khoảng 9 tháng sau khi Nga chuyển giao S-300 cho Syria.

Ngày 19/2, ImageSat International nói rằng 3 bệ phóng đầu tiên dường như đã sẵn sàng hoạt động, còn hệ thống thứ 4 "có thể bị hỏng, là vật giả được dùng để đánh lừa", theo tờ Times of Israel.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại