Hàng loạt dấu hiệu Trung Nam Hải sắp đánh "siêu hổ"

Hải Võ |

Trong Hội nghị gần đây ở Bắc Kinh, chủ tịch Tập Cận Bình đã có những phát ngôn rất đanh thép, được đánh giá là dấu hiệu Trung Nam Hải muốn nâng tầm "cơn bão" chống tham nhũng.

Từ hôm 12 đến 14/1 vừa qua, Hội nghị cấp cao lần 5 của Ủy ban kiểm tra kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI) đã được tổ chức tại Trung Nam Hải, thủ đô Bắc Kinh.

Hôm 14/1, báo chí TQ đồng loạt đăng tải phát biểu của chủ tịch Tập Cận Bình, nhấn mạnh "tuyệt đối không đặt giới hạn chống tham nhũng".

Trước đó, ngày 13/1, ông Tập yêu cầu "nghiêm túc xử lý các vụ án Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, Lệnh Kế Hoạch, Tô Vinh".

Từ trái qua: Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Lệnh Kế Hoạch, Tô Vinh - những hổ lớn đã bị Bắc Kinh đốn hạ.

Từ trái qua: Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Lệnh Kế Hoạch, Tô Vinh - những "hổ lớn" đã bị Bắc Kinh "đốn hạ".

Chống tham nhũng "không đặt giới hạn"

Cũng trong phát biểu ngày 13/1, ông Tập nói rằng - "Vẫn chưa đạt được thắng lợi 'mang tính áp đảo'. Cần phải tiếp tục chống tham nhũng".

Ngày 14/1, báo đảng TQ Nhân dân Nhật báo viết "con đường đấu tranh chống tham nhũng là mãi mãi", khẳng định tuyên bố của Tập Cận Bình.

Theo Epochtimes (Mỹ), phát biểu trên của chủ tịch Tập Cận Bình "mang nhiều ẩn ý".

Tính đến hiện tại, Bắc Kinh đã xử lý quan chức "cấp chính quốc gia" Chu Vĩnh Khang cùng 3 "cấp phó quốc gia" là Từ Tài Hậu, Lệnh Kế Hoạch, Tô Vinh.

Việc ông Tập khẳng định "vẫn chưa thắng lợi áp đảo", "không đặt giới hạn" cho thấy có thể Bắc Kinh đã nhắm tới một (hoặc một vài) "hổ lớn" ở tầm cao hơn hẳn so với cựu Ủy viên Bộ chính trị Chu Vĩnh Khang.

Quốc hội, Quân ủy cùng lên tiếng

Nhà bình luận thời sự nổi tiếng TQ Lý Hải Niên đánh giá, hội nghị lần này của CCDI được tổ chức với quy mô lớn "khác thường", thông qua hội nghị truyền hình kết nối đến tất cả các Ủy ban kiểm tra kỷ luật của tỉnh, thành toàn TQ.

Bên cạnh 7 Thường ủy Bộ chính trị TQ, hàng loạt quan chức cao cấp của Trung ương, Ban chấp hành Trung ương, lãnh đạo Hội đồng nhân dân, Đại biểu quốc hội, Viện kiểm sát tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và đại diện Quân ủy Trung ương đã tham dự hội nghị của CCDI.

Thủ tướng Lý Khắc Cường và Phó chủ tịch Quân ủy Hứa Kỳ Lượng cũng chủ trì những cuộc họp cao cấp của Quốc hội và quân đội, phát biểu ủng hộ ông Tập.

Ngày 14/1, ông Lý Khắc Cường phát biểu - "Bất kể là ai, chỉ cần tham nhũng thì đều phải nghiêm trị".

Lần đầu tiên, Bắc Kinh không phủ nhận thông tin Chu Vĩnh Khang (trái) và Bạc Hy Lai âm mưu đảo chính, được các báo đăng tải rầm rộ.

Lần đầu tiên, Bắc Kinh "không phủ nhận" thông tin Chu Vĩnh Khang (trái) và Bạc Hy Lai âm mưu đảo chính, được các báo đăng tải rầm rộ.

Vụ Chu Vĩnh Khang và tín hiệu của Trung Nam Hải

Tối 13/1, Tuần báo Phượng Hoàng đăng tải bài phân tích, tiết lộ chấn động về vụ câu kết "làm một phen sự nghiệp" của Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai.

Bài viết này đã được nhiều các báo lớn của TQ đăng lại.

Thông thường, những thông tin có tính chất nhạy cảm như âm mưu đảo chính sẽ bị Bắc Kinh kiểm duyệt rất nghiêm khắc.

Việc chính quyền "buông lỏng" đối với bài báo của Phượng Hoàng hoàn toàn có thể xem là một "sự thừa nhận ngầm" của Trung Nam Hải đối với thông tin "âm mưu tạo phản" của bè đảng Chu - Bạc.

Âm mưu đảo chính của Chu - Bạc được đăng tải rầm rộ, ngay sau đó là Quân giải phóng TQ công bố thống tin "trảm" 15 tướng, đồng thời các cấp chính quyền liên tục tỏ thái độ ủng hộ ông Tập, được cho là những dấu hiệu của một "cơn bão" chống tham nhũng mới.

Đây cũng là lần đầu Bắc Kinh "không bác bỏ" thông tin về mối liên kết giữa 2 vụ án Bạc Hy Lai - Chu Vĩnh Khang.

Truyền thông TQ và quốc tế nhận định đây là là động thái "nâng tầm" vụ án Chu - Bạc lên một cấp độ mới của Trung Nam Hải.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại