Đại sứ Ukraine tại Đức: Phát xít là một phần của quân đội chúng tôi

Phương Lâm |

Phát biểu trong một chương trình truyền hình, Đại sứ Ukraine tại Đức tuyên bố, những phần tử phát xít mới là một phần của quân đội Ukraine, và nếu không có họ, Nga đã tiến xa hơn tại Ukraine.

Đại sứ Ukraine tại Đức, Andriy Melnyk đã đưa ra một tuyên bố gây sốc trên chương trình truyền hình của MC Günther Jauch, trong một trong những chương trình đối thoại về chính trị nổi tiếng nhất tại Đức.

Trả lời câu hỏi về sự hiện diện đông đảo của những kẻ lạ mặt với phù hiệu của lực lượng SS – phát xít Đức trong lực lượng quân đội Ukraine, ông Andriy Melnyk thừa nhận rằng tiểu đoàn Azov và các phần tử theo chủ nghĩa phát xít cực hữu là một phần của lực lượng vũ trang Ukraine; họ chịu sự kiểm soát và điều phối của chế độ Kiev và nếu không có họ, lực lượng quân đội Nga đã "tiến xa" hơn nữa.

Phù hiệu của tiểu đoàn Azov (trái) sử dụng biểu tượng Mặt trời đen của phát xít Đức (giữa) và phù hiệu của lực lượng SS - phát xít Đức (ảnh phải).

Phát biểu của ông có thể khiến nhiều người giật mình, nhưng là điều rất dễ hiểu, khi mà trước đó, hồi tháng 11/2014, Ukraine là một trong 3 nước hiếm hoi bỏ phiếu chống lại nghị quyết Lên án những hành vi tôn vinh chủ nghĩa phát xít đồng thời cũng chối bỏ tội ác chiến tranh của Đức Quốc xã.

Nghị quyết này được Nga đề xuất, đã được Liên Hiệp Quốc thông qua với 115 phiếu thuận, 3 phiếu chống và 55 phiếu trắng.

Theo chuyên gia bình luận Damir Marinovic của trang Nghiên cứu toàn cầu (Global Research) có trụ sở tại Canada, phần phát biểu của ông "đầy tính ấu trĩ" và thể hiện những sai lầm cơ bản.

Theo đại sứ của Ukraine tại Đức, những phần tử phát xít mới và những đội quân tiễu phạt là một phần không thể thiếu của lực lượng quân đội Ukraine

Đầu tiên là nhận định của ông Melnyk: "Kể từ cuộc bầu cử cuối cùng, không có sự tồn tại của đảng phái cực hữu trong Quốc hội của chúng tôi. Điều này là sự thực”.

Trong bài viết đăng tải trên Global Research, ông Damir Marinovic nhận xét, ông Melnyk hoàn toàn sai lầm khi đưa ra nhận định này.

Lãnh đạo của Đảng cấp tiến với chủ trương theo đuổi chủ nghĩa cực hữu cực đoan Lyahsko đã bước chân vào Quốc hội và là một thành viên của liên minh cầm quyền.

Ngoài, ra, hai lãnh đạo cốt cán khác thuộc phe cực hữu, Dmytro Yarosh và Borislav Bereza, được bầu trực tiếp tại các khu vực bầu cử của họ và hiện giữ vai trò như nghị sĩ.

Hơn nữa, cựu tư lệnh của tiểu đoàn phát xít Azov là Andriy Biletsky cũng được bầu làm nghị sĩ và liên minh với đảng Mặt trận nhân dân của Thủ tướng Yatsenyuk.

Ngoài ra, còn có nghị sĩ Andriy Parubiy, người sáng lập đảng Xã hội – Quốc gia Ukraine theo chủ nghĩa tân phát xít, đồng thời là Phó Chủ tịch Quốc hội Ukraine.

Những dữ liệu trên cho thấy, sự hiện diện của phe cực hữu rất rõ nét tại Quốc hội Ukraine, thậm chí không chỉ trong Quốc hội nước này, mà còn trong các tổ chức quan trọng khác.

Dường như toàn bộ các phe phái chính trị Ukraine đã chuyển sang hướng cực hữu, và khó có thể nhìn thấy hình ảnh của phái cánh tả trong quốc hội Ukraine hiện nay.

Thứ hai là nhận định của ông về việc: "Năm ngoái, khi Nga tấn công chúng tôi, chúng tôi hầu như không có lực lượng quân đội trong tay.

Và đó là lý do tại sao có rất nhiều người dân Ukraine sẵn sàng tình nguyện chiến đấu cho đất nước, và họ đang làm điều đó".

Phản ứng trước lời phát biểu này, tác giả Damir Marinovic cho hay, việc ông Melnyk cho rằng Nga tấn công Ukraine là vô căn cứ.

Nếu Ukraine bị tấn công, tại sao họ lại không đưa ra được bằng chứng chứng minh cho quan điểm này, và cũng không ban bố tình trạng chiến tranh?

Lật lại vấn đề, mùa xuân năm ngoái, nhiều đơn vị quân đội chính quy của Ukraine đã từ chối tiến hành một cuộc chiến nhắm vào người dân nước mình - những người không đồng tình với cuộc đảo chính và cách mạng Maidan.

Cuộc nội chiến đẫm máu bắt đầu ngay sau khi chế độ mới củng cố được quyền lực của họ; đồng thời hình thành, trang bị và huấn luyện cho các đơn vị Vệ binh Quốc gia và tiểu đoàn tình nguyện, bao gồm các chiến binh theo chủ nghĩa phát xít mới.

Chuyên gia Damir Marinovic nhận định, sự ấu trĩ trong quan điểm của ông Melnyk được thể hiện rõ nét nhất trong phần tuyên bố: "Những đơn vị theo chủ nghĩa phát xít mới này sát cánh bên cạnh lực lượng quân đội của chúng tôi, đó là các Vệ binh Quốc gia và các đơn vị khác, và họ chịu sự điều phối và kiểm soát của Kiev.

Đó là lý do tại sao họ không gây ra mối nguy hiểm nào khi họ thực thi nhiệm vụ mà họ tự đề ra, bên cạnh đó, họ cũng phối hợp với các chỉ huy quân đội Ukraine".

Trong bài viết đăng tải trên trang tin Global Research, ông Marinovic nhận định: Thật khó hiểu khi đại sứ của một "nền dân chủ non trẻ”, đồng thời là thành viên tiềm năng của EU lại có thể công khai thừa nhận việc họ đang phối hợp và kiểm soát những phần tử phát xít trong cuộc chiến chống lại chính công dân của nước họ.

Thậm chí còn khó tin hơn khi trước thềm lễ kỉ niệm 70 năm đánh bại phát xít Đức trong Chiến tranh thế giới thứ II, những phần tử phát xít lại nghiễm nhiên tồn tại như một phần của lực lượng vũ trang tại một quốc gia châu Âu.

Việc tiểu đoàn Azov mang đậm tư tưởng chủ nghĩa phát xít mới chính thức trở thành đơn vị quân sự đặc biệt của Bộ Nội vụ Ukraine và chịu sự chỉ đạo của Bộ này không còn làm điều mới mẻ.

Thậm chí, ông Poroshenko còn tặng thưởng huy chương cho sự dũng cảm của đội quân này.

Tuy nhiên, rất khó để đồng ý với nhận định chế độ Kiev có thể hoàn toàn kiểm soát các tiểu đoàn tình nguyện.

Đó là lý do ngài đại sứ đã cố gắng thay đổi chủ đề bằng cách đặt câu hỏi về tính xác thực của bức ảnh khi ông này được yêu cầu khẳng định lại một lần nữa việc những phần tử cực đoan phát xít không làm bất cứ điều gì sai trái.

Một bằng chứng khác chỉ ra điều này, đó là chỉ mới hôm 19/1, Semenchenko, chỉ huy của tiểu đoàn tình nguyện Donbass, công bố thành lập một trụ sở độc lập cho 11 tiểu đoàn tình nguyện nhằm chống lại chính quân đội chính quy của Ukraine.

Bên cạnh đó, các đơn vị quân đội cực hữu của ông Yarosh và tiểu đoàn Azov đã lên tiếng thông báo, đơn vị quân đội của họ bác bỏ thỏa thuận Minsk được kí kết gần đây, và rằng họ sẽ tiếp tục thực thi hoạt động chiến đấu ở phía Đông theo kế hoạch riêng của họ.

Đây là nguyên nhân lí giải cho việc vẫn có sự hiện diện của các loại vũ khí hạng nặng tại khu vực Shirokino gần Mariupol.

Ngoài ra, một báo cáo của Tổ chức Ân xá cho thấy Kiev chỉ áp dụng quy định lỏng lẻo về việc quản lý các nhóm tình nguyện và "các thành viên ... hoạt động trong khi hầu như không chịu bất kỳ sự giám sát hoặc kiểm soát nào".

Ngài đại sứ kết thúc bài nói chuyện của ông bằng một tuyên bố quan trọng: "Nếu không có họ (phần tử phát xít), quân đội Nga sẽ tiến xa hơn nữa.  

Nếu không có các đơn vị này, chúng tôi sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn trong cuộc chiến bảo vệ chính mình".

Bình luận về vấn đề này, ông Marinovic cho hay, nếu ông đại sứ Ukraine không tuyên bố những điều vô căn cứ về lực lượng quân đội Nga, ông sẽ sẵn sàng tin vào tuyên bố trên.

Trên thực tế, chính quyền Ukraine hiện có thể tồn tại và tự vệ chỉ nhờ vào sự giúp đỡ của các phần tử phát xít và những phe cánh có tư tưởng cực đoan.

Tuy nhiên, chính quyền Kiev đang chơi một trò chơi rất khó khăn và đầy mạo hiểm.

Một mặt, họ phụ thuộc phần lớn vào các tiểu đoàn tình nguyện theo đuổi tư tưởng phát xít cực đoan vì sự sống còn của họ; Mặt khác lực lượng phát xít mới có thể dễ dàng trở mặt, lật đổ Tổng thống đương nhiệm và chính quyền Kiev.

Cuối cùng, nếu Kiev tự nhận đang kiểm soát các tiểu đoàn phát xít mới, liệu họ có chịu trách nhiệm về những tội ác của các tiểu đoàn này?

Mới đây, Tổ chức Ân xá Quốc tế và tổ chức Theo dõi Nhân quyền còn công bố nhiều báo cáo về tội ác chiến tranh mà những tiểu đoàn tình nguyện quốc gia gây ra.

Rõ ràng, những kẻ theo tư tưởng phát xít tại Ukraine hoàn toàn tự tin và không cần bận tâm đến việc phải đối mặt với những cáo buộc tội ác hình sự, vì trong thỏa thuận với chính quyền của Tổng thống Porosenko, họ được hoàn toàn miễn trách nhiệm.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại