Người Mỹ ở VN: Nhiều người Việt không có kỹ năng lái xe sơ đẳng

Đức Huy |

Giao thông Việt Nam trong mắt người nước ngoài được ví như "ác mộng", "đại dịch", là chốn địa ngục mà chẳng ai dám chắc mình bình yên trở về.

Theo thông tin chính thức của Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi, đã có tới 317 người chết vì tai nạn giao thông trên cả nước, nghĩa là trung bình mỗi ngày có 30 người ra đường và không trở về nhà.

Đối với người nước ngoài, giao thông ở Việt Nam là một thực tế khủng khiếp.

BBC (Anh) từng viết rằng tai nạn giao thông ở Việt Nam còn gây chết người nhiều hơn đại dịch AIDS.

CBS (Mỹ) thì ví giao thông Việt Nam với "địa ngục". Mọi người đều phải ra đường, nhưng chẳng ai dám chắc mình bình yên để về nhà.

Trang tin Huffington Post (Mỹ) nhận xét, thói quen tham gia giao thông ở đây là mạnh ai nấy đi, và khi có va chạm thì mọi người quay lại vặc nhau "Ông phải để ý xem tôi đi thế nào chứ!"

Giao thông Việt Nam trên báo chí quốc tế

Trên The Diplomat, trang phân tích các vấn đề chính trị xã hội trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, vấn đề giao thông tại Việt Nam đã không ít lần được nhắc tới.

Nhận xét về tình hình tai nạn giao thông tại đây, cây bút chuyên nghiên cứu về các vấn đề Việt Nam Bridget O'Flaherty đã ví giao thông Việt Nam như một "sát nhân thầm lặng" (silent killer).

Bà O'Flaherty lấy dẫn chứng từ những con số thống kê đáng báo động của Bộ Công an và Bộ Y tế Việt Nam về thương vong do tai nạn giao thông. Ngoài ra, bà cũng cho rằng con số chính xác có thể còn lớn hơn thế rất nhiều.

Lý giải cho sự bùng phát tai nạn giao thông, bà O'Flaherty liệt kê một số nguyên nhân như chất lượng mũ bảo hiểm chưa đạt yêu cầu, lái xe khi sử dụng rượu bia, cùng ý thức chấp hành luật giao thông của người dân còn yếu kém.

Cũng theo bà, cơ sở hạ tầng và luật lệ giao thông tại Việt Nam vẫn chưa bắt kịp được với sự bùng nổ về số lượng các phương tiện tham gia giao thông.

Cơ sở hạ tầng vẫn chưa bắt kịp được với sự bùng nổ về số lượng các phương tiện tham gia giao thông tại Việt Nam. Ảnh: Google Images.

"Cơ sở hạ tầng vẫn chưa bắt kịp được với sự bùng nổ về số lượng các phương tiện tham gia giao thông tại Việt Nam". Ảnh: Google Images.

Gần đây, trong một bài phân tích hồi tháng 9/2014, nghiên cứu sinh Arve Hansen thuộc trung tâm nghiên cứu phát triển và môi trường, Đại học Oslo (Na Uy), đã ví giao thông tại thủ đô Hà Nội như một "cơn ác mộng" (nightmare).

Anh Hansen cho rằng, dù sử dụng xe máy đại trà giúp cho việc đi lại trong Hà Nội tương đối nhanh chóng và thuận tiện, nhưng lưu lượng xe máy trong thành phố cũng là nguyên do của ách tắc cũng như sự "hỗn loạn" của giao thông trên địa bàn thủ đô.

Thêm vào đó, với việc ô tô ngày càng phổ biến, và theo lời của anh Hansen, đang trở thành "một biểu tượng của sự thành đạt" trong mắt người dân Hà Nội, thì giao thông tại đây sẽ lại đứng trước một thách thức mới.

Nghiên cứu sinh Đại học Oslo (Na-uy)
Arve Hansen
Với một thành phố có đường xá được xây dựng nhằm phục vụ cho xe đạp và xe máy, nếu lượng ô tô lưu hành tiếp tục gia tăng như hiện nay, giao thông ở Hà Nội có thể sẽ tắc đến mức không thể di chuyển được.

Giao thông trong mắt người nước ngoài ở Việt Nam

Các chuyên gia nghiên cứu qua số liệu và quan sát từ bên ngoài thì nhận xét như vậy, còn đối với Ben August, một nhà biên kịch Hollywood đã có gần 6 năm sinh sống tại Việt Nam, giao thông vẫn là nỗi ám ảnh, dù anh đã quen với việc đi xe máy ở đây.

Dù ban đầu chỉ có ý muốn hỏi một vài quan điểm của Ben với tư cách là một người nước ngoài sống ở Việt Nam, nhưng vô tình lời đề nghị của chúng tôi đã biến thành cơ hội để anh "xả" nỗi bất bình của mình.

Ben August cùng vợ và chiến mã Wave đỏ trong chuyến đi xuyên Việt (ảnh do nhân vật cung cấp)

Ben August cùng vợ đi xe máy ở Việt Nam (Ảnh do nhân vật cung cấp)

"Thẳng thắn mà nói, tôi thấy rõ ràng nhiều người Việt Nam rất thiếu kiến thức lái xe. Nhiều người chẳng hề tôn trọng luật lệ, ai cũng muốn đến nơi thật nhanh, như thể tham gia giao thông là một cuộc đua vậy", Ben nhận xét.

Anh cũng nói thêm rằng ở Mỹ, tuyệt đại đa số các trường cấp 3 đều có một lớp dạy kỹ năng lái xe và luật lệ giao thông. Học sinh sẽ được đào tạo cơ bản để có thể làm tốt bài thi lấy bằng trước khi được phép lái xe.

Vì vậy, đối với anh, một số kỹ năng tưởng chừng hết sức sơ đẳng, nhưng nhiều "bác tài" ở Việt Nam lại không nắm được.

"Ngay hôm qua thôi, tôi cùng gia đình có đi taxi. Anh chàng lái xe không hiểu sao lại giữ vô-lăng ở tâm (vị trí gần còi) thay vì nắm ở vòng ngoài. Điều này cực kì nguy hiểm vì chỉ một cử động nhỏ của người lái cũng có thể khiến chiếc xe chuyển hướng đột ngột.

Một điều nữa, đáng lẽ chỉ vượt xe khác khi đã nhìn thấy cả chiếc xe đó qua một trong hai gương hai bên, thì ở đây, mọi người chỉ cần nhìn thấy nửa thân xe thôi đã vượt, có khi còn lấn sang làn đối diện chỉ để vượt. Rất nguy hiểm".

Đấy là ô tô, còn "nỗi kinh hoàng" xe máy ở Việt Nam thì sao?

"Những người lái xe máy thì khỏi nói rồi. Có vẻ như họ làm bất cứ điều gì mình muốn trên đường. Không ai thèm quan sát xung quanh và nhìn gương chiếu hậu khi rẽ.

Thêm nữa, tôi thấy trong cái cách người Việt chấp hành luật đội mũ bảo hiểm có một điều rất khó hiểu.

Trong khi người lớn đa phần có mũ đầy đủ, họ lại không thèm đội mũ cho con cái ngồi đằng sau. Nhiều người giải thích với tôi rằng 'mũ bảo hiểm không tốt cho đầu trẻ em'. Rất vớ vẩn."

Trong khi người lớn đa phần có mũ đầy đủ, họ lại không thèm đội mũ cho con cái ngồi đằng sau. Nhiều người nói với tôi rằng mũ bảo hiểm không tốt cho đầu trẻ em. Rất vớ vẩn. Ảnh: Google Images.

Trong khi người lớn đa phần có mũ đầy đủ, họ lại không thèm đội mũ cho con cái ngồi đằng sau. Nhiều người nói với tôi rằng 'mũ bảo hiểm không tốt cho đầu trẻ em'. Rất vớ vẩn." Ảnh: Google Images.

Lái xe sau khi sử dụng rượu bia cũng là một điều mà theo anh quá phổ biến tại Việt Nam."Tất cả những người tôi quen đều đã từng lái xe sau khi đã uống rượu bia".

"Và cuối cùng là mốt đi xe đạp điện của học sinh sinh viên bây giờ". Loại xe này, theo Ben, có tốc độ không thua gì xe máy. Nhưng người điều khiển nó lại rất vô tư, tạt ngang, tạt dọc, rẽ bất cứ khi nào họ muốn.

Ben kể rằng một người hàng xóm của anh mới đây gặp tai nạn cũng chính vì bị một chiếc xe đạp điện tạt đầu.

Sau khi được biết về những con số thương vong do tai nạn giao thông trong Tết Ất Mùi vừa qua, anh chia sẻ:

"Những vụ tai nạn trong dịp Tết như thế này thực sự là bi kịch.

Cá nhân tôi, tôi mong sẽ có những chuyển biến rõ rệt hơn trong việc đào tạo kỹ năng tham gia giao thông của người dân nơi đây cũng như áp dụng những luật lệ nghiêm khắc hơn dành cho những người cố ý phạm luật".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại