Vì sao Typhoon tiếp tục là "xương sống" không lực châu Âu?

Đỗ Tuấn |

Viện nghiên cứu Royal United Services cho biết, hàng loạt các chi tiết được nâng cấp và cải tiến sẽ biến tiêm kích cơ Eurofighter Typhoon (Cơn lốc) thành “xương sống” của lực lượng không quân châu Âu cho tới năm 2030.

Báo cáo “Tối đa sức mạnh chiến đấu không quân châu Âu: Khai thác tiềm năng của Eurofighter” cho rằng:

Trong thị trường xuất khẩu tiêm kích cạnh tranh khốc liệt, tất cả các nhà sản xuất đều mời chào những tính năng ưu việt.

Tuy nhiên, tuổi thọ có hạn của một số máy bay chiến đấu như Panavia Tornado GR4 và F-16A/B, cùng với sự trễ hẹn của tiêm kích tương lại F-35 khiến Typhoon nhiều khả năng sẽ tiếp tục phục vụ tới năm 2030.

“Không quân châu Âu cần Typhoon là “xương sống” cho tới ít nhất là năm 2020. “Với sự nâng cấp cảm biến, vũ khí và liên lạc, Eurofighter sẽ tiếp tục chiến đấu hiệu quả trong mọi điều kiện hoạt động tới năm 2030”, Royal United Services nhận định.

Không quân Hoàng gia Anh và Không quân Italia sẽ cho “nghỉ hưu” số tiêm kích Tornado của họ trong năm 2019 - 2020, trong khi Không quân Đức sẽ bắt đầu chuyển đổi vai trò của tiêm kích Tornado sang cho Typhoon từ sau năm 2016.

Typhoon sẽ xếp hạng “xương sống” của 4 lực lượng không quân mạnh nhất châu Âu là Anh, Đức, Italia và Tây Ban Nha.

Hơn nữa, trong bối cảnh F-35 chưa thể đi vào hoạt động hoàn toàn, Đức hiện không có ý định mua sắm siêu tiêm kích thế hệ 5 này, thay vào đó sẽ tiếp tục “đặt niềm tin” vào Typhoon.

Bên cạnh Typhoon, sự lựa chọn từ Pháp là tiêm kích Rafale cũng đang được ngày càng hiện đại với radar quét điện tử chủ động và khả năng mang hàng loạt vũ khí. Còn Typhoon được đánh giá là “chưa phát huy hết tiềm năng” và vượt trội hơn Rafale trên nhiều khía cạnh.

Tiêm kích đa năng Typhoon (Cuồng Phong) là chiến đấu cơ phản lực cánh tam giác - cánh mũi được thiết kế và chế tạo bởi liên doanh Eurofighter GmbH (công ty EADS Đức - Tây Ban Nha; BAE Systems Anh và Alenia Aeronautica Italy).

Với hai động cơ hiện đại, tiêm kích Typhoon cũng sở hữu khả năng tương tự tiêm kích tàng hình F-22A là đạt tốc độ siêu âm Mach 1,5 mà không cần đốt nhiên liệu lần hai.

Typhoon có khả năng tác chiến tấn công mọi mục tiêu trên không, trên biển và trên bộ với bộ vũ khí "đa quốc gia" do Mỹ và các nước châu Âu sản xuất.

Sự tổng hợp của các tính năng như sự nhanh nhẹn, khả năng thao diễn, tàng hình và hệ thống điện tử hiện đại khiến Typhoon trở thành một trong những loại máy bay chiến đấu có năng lực cao nhất đang hoạt động hiện tại.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại