Việc Phil tiếp nhận tầu chiến lớp Haminton thứ 2 đồng thời mua một chiếc tầu chiến dư dùng của Hải quân Pháp để tăng cường lực lượng tại Biển Đông đang có tranh chấp với TQ vẫn đang là chủ đề nóng của truyền thông TQ thời gian qua.
Bằng chứng là mới đây nhất tờ CNJ của TQ đã có sự phân tích và khẳng định chiếc tầu tuần tra được lực lượng Cảnh sát biển Philippines mới mua của Pháp mới thực sự là đối thủ trực tiếp của lực lượng hải giảm nước này thay vì chiếc tầu chiến lớp Haminton hiện đại hơn của Mỹ.
Báo TQ cho biết, Haminton sẽ được sử dụng trong trường hợp xảy ra chiến sự, nhưng trong những cuộc tranh chấp mang tính nội bộ thì chiếc tầu tuần tra mang tên “La Tapageuse“ của Pháp mới thực sự là đối thủ tiềm tàng.
Trong những lần “va chạm“ trước đây, Manila đã từng điều tầu chiến Haminton của mình ra quan sát nhưng không có bất kỳ động thái nào, bởi Hải quân Phil biết rõ Bắc Kinh chỉ cần đợi một lý do từ Manila để đội tầu thuộc biên chế Hạm đội Hải Nam xuất quân.
Cũng bởi lý do này mà Phil đã chủ trương đẩy nhanh hiện đại hóa quân đội mà bước đột phá đầu tiên chính là tăng cường sức mạnh cho lực lượng Cảnh sát biển của nước này, lực lượng có thể trực tiếp can thiệp cũng như đương đầu với đội Hải giám của TQ.
Do đó, Haminton được giao nhiệm vụ trụ cột trong lực lượng Hải quân Phil còn La Tapageuse sẽ đóng vai trò lính ấn tiên phong trong cuộc đối đầu đầy cam go với TQ trên biển Đông.
Tờ CNJ của TQ khẳng định, Haminton là niềm hy vọng của người Phil còn La Tapageuse chính là sức mạnh hiện tại của họ.
Theo thiết kế, La Tapageuse thuộc loại tuần tra, dài 55 mét, tàu có 2 đại bác, 2 súng máy, và có thể sử dụng thêm 20 năm nữa dù đã được sản xuất cách đây 26 năm.
Cùng với đó báo chí TQ còn lên án việc Nhật âm thầm hứa viện trợ cho Manila 10 tầu tuần tra hiện đại của nước này, động thái này từ phía Tokyo lại càng khiến Bắc Kinh bực mình hơn bởi so sánh trong tương lai lực lượng tầu tra của Phil với sự hỗ trợ đa quốc gia sẽ có nhiều ưu thế hơn đội Tuần giám, Hải giám của TQ.
Đã tới thời điểm chúng ta cần tính tới việc hiện đại hóa cho lực lượng Hải giám, trang bị thêm những loại vũ khí thông dụng để bảo đảm chủ quyền được toàn vẹn, đó là những lý lẽ được Bắc Kinh đưa ra nhằm quân sự hóa những hoạt động dân sự chồng lấn mà Bắc Kinh đang thực hiện trên biển Đông.
Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về email: tientruonghuong@vccorp.vn. Trân trọng!