Philippines quyết định sẽ mua 2 tàu khu trục lớp Maestrale từ Ý cùng với 12 chiếc chiến đấu cơ FA-50 của Hàn Quốc, đó là những nội dung quan trọng trong việc củng cố năng lực quốc phòng với khoản ngân sách 1,7 tỉ USD.
Loại tàu khu trục lớp Maestrale, được đưa vào biên chế trong những năm 1980, đang được hải quân Italia sử dụng. Đây là loại tầu loại tầu khu trục nhỏ được thiết kế chủ yếu cho hoạt động chiến tranh chống tầu ngầm... các tàu khu trục lớp Maestrale có thể mang ngư lôi, đại bác tầm xa và, các vũ khí tự động, và tích hợp hệ thống ra-đa thông minh.
Với trọng tải 3.100 tấn, Maestrale sử dụng động cơ diesel có khả năng đạt tốc độ tới 32 hải lý/giờ cùng phạm vi hoạt động lên tới 6.000 hải lý
Điểm đáng chú ý chính là hỏa lực trên tầu Maestrale, theo báo chí Trung Quốc đánh giá Maestrale có hỏa lực đáng nể gồm: 1 súng phòng không Otobreda 127 mm, có khả năng bắn 40 viên đạn mỗi phút; 02 súng máy Oto Melara ở thân tầu; ngoài ra tầu còn được trang bị hệ thống tên lửa Sea Sparrow hoặc Aspide, chưa kể hệ thống chống ngầm gồm 2 ống phóng ngư lôi 533 mm, 2 ống phóng ngư lôi 324 mm; chưa hết tầu Maestrale còn có khả năng chứa cùng lúc 2 máy bay trực thăng...
Theo thiết kế Maestrale được biên chế trên 200 thủy thủ đoàn cùng hệ thống radar tiên tiến như radar hàng hải và tìm kiếm SPN703, radar định vị, tìm kiếm bề mặt RAN10S... Phần đuôi tầu Maestrale có khả năng phục vụ cùng lúc 2 trực thăng AB-212 để tiến hành công việc kiểm soát trên biển... (AB-212 là trực thăng săn ngầm do Ý chế tạo, có thể vận tải hạng nhẹ)
Ngoài khả năng chống ngầm được đánh giá cao, giới chuyên gia vũ khí Trung Quốc cũng đặc biệt quan ngại tới khả năng khả năng chiến đấu trên mặt nước và bắn hạ máy bay của Maestrale. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng cho rằng Maestrale còn khả nhiều điểm yếu, tuy có hỏa lực mạnh song chiến thuật tác chiến của Maestrale rất dễ bị bắt bài và bị hệ thống phòng thủ của đối phương vô hiệu hóa hoàn toàn...
Minh chứng cho điểm yếu của Maestrale, người Trung Quốc đã chỉ ra bằng chứng rõ ràng nhất cho việc này là Hải quân Italia sẽ cho về hưu các tàu này vào tháng 1/2013 do không thể đáp ứng được nhiệm vụ trong chiến tranh hiện đại.
Trong gói chi phí 1,7 tỷ USD, Philippines cũng quyết định mua 12 chiến đấu cơ hạng nhẹ FA-50 do Hàn Quốc sản xuất. Máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50 được phát triển dựa trên nền tảng máy bay huấn luyện và chiến đấu hạng nhẹ dưới âm T-50 Golden Eagle.
Máy bay FA-50 được trang bị thiết bị trao đổi thông tin chuẩn Link 16, một radar quét xung Doppler EL/M 2032, thiết bị nhìn đêm và hệ thống cảnh báo. Ngoài ra, máy bay có thể được trang bị radar mảng pha quét chủ động hàng không (AESA-tương đương với radar trang bị trên chiến đấu cơ F-16) do hai hãng Raytheon và Northrop Grumman của Mỹ thiết kế nhằm tăng khả năng tác chiến cho lại máy bay này.
Máy bay FA-50 được thiết kế với khả năng bay vượt tường âm thanh, có thể đạt đến tốc độ 1.600 km/h, với tầm hoạt động 1.900 km.
Vũ khí trên máy bay được trang bị pháo nòng 20 mm, ngoài ra máy bay có thể mang các tên lửa điều khiển và không điều khiển cùng các loại bom khác nhau với trọng lượng lên đến 4,5 tấn.
Philippines cũng mới nhận từ Mỹ 2 chiếc tàu khu trục lớp Hamilton cũ của Cảnh sát biển Mỹ bán lại. Do không có nhiều kinh phí để ngay lập tức hiện đại hóa quân đội nên Manila đã phải tìm những nguồn hàng thanh lý trên thế giới để dần cải thiện sức mạnh hải quân, điều này chứng tỏ nỗ lực và quyết tâm của Philippines là hết sức lớn lao và đáng trân trọng...