Trong khu vực chống ngầm tầm xa bảo vệ CVBG, tìm kiếm và truy quét tàu ngầm được tiến hành bởi các đài trinh sát thủy siêu âm và các phương tiện trinh sát khác. Cũng như các khí tài của các đài thuộc hệ thống SOSUS, máy bay, tàu ngầm, chiến hạm nổi do các đài trinh sát tìm kiếm tàu ngầm, ở dưới nước sonar và các thiết bị trinh sát thủy âm của các tàu ngầm đối phương có tầm hoạt động hơn hẳn các khí tài tìm kiếm, do đó, các tàu ngầm có thể phát hiện ra các phương tiện trinh sát tìm kiếm nó. Từ đó, có thể lẩn tránh lực lượng truy quét chống ngầm và bất ngờ tấn công mục tiêu đang được bảo vệ.
Chính vì vậy, lực lương chống ngầm tầm xa sử dụng các trang thiết bị truy tìm thủy siêu âm và các đài sonar hoạt động ở chế độ chủ động chỉ có thể sau khi phát hiện sớm sự có mặt của tàu ngầm bằng các thiết bị thụ động nhằm xác định chủng loại tàu ngầm và vị trí của tàu ngầm, thường là khi tàu ngầm đang chuẩn bị tấn công.
Chống ngầm tầm xa cho CVBG được thực hiện bởi máy bay tuần biển Р-3С "Orion". Các máy bay tuần biển này hoạt động trong biên chế của lực lượng chống ngầm tầm xa. Máy bay tuần biển chống ngầm Р-3С "Orion" thực hiện nhiệm vụ chống ngầm không chỉ phòng thủ cho AIG, phụ thuộc vào khối lượng thông tin về vị trí có thể có tàu ngầm, sẽ tiến hành chủ động tìm kiếm tàu ngầm ở khu vực tập kết chuẩn bị tiến công, trong khu vực định trước, ở khu vực xuất phát, tiến hành các hoạt động tìm kiếm ngăn chặn và theo dõi tàu ngầm. Với biên chế vũ khí trang bị, P-3 Rion có thể tiến hành các cuộc tấn công tiêu diệt tàu ngầm trong điều kiện cần thiết.
Chống ngầm tầm trung và tầm gần
Trong giới hạn 100 hải lý (185 км) tính từ CVBG tìm kiếm, cảnh giới chống ngầm được thực hiện bởi máy bay chống ngầm S-3A "Viking" Khi tổ chức tuần tra cảnh giới chống ngầm, các máy bay Viking có kế hoạch bay tuần tiễu chính xác cả về thời gian và đường bay. Quỹ đạo đường bay được xác định bằng sơ đồ sao cho các máy bay chống ngầm có được khả năng nhiều lần bay gần với nhóm tàu cảnh giới của CVBG, có nghĩa là đường bay theo hình số 8 tính từ trung tâm của CVBG về hướng có nhiều khả năng xuất hiện tàu ngầm (theo hướng tiến và hai bên sườn), giãn cách mỗi lần tiếp cận gần nhóm tàu cảnh giới không lớn hơn 2 giờ bay, mà hiệu quả nhất là một giờ bay. Quỹ đạo đường bay mỗi máy bay được thực hiện trong giới hạn không gian tuần tiễu của mình và không được có quá nhiều đường bay cắt ngang.
Thời gian tuần tiễu liên tục của một phi đội máy bay chống ngầm Viking khoảng từ 5 -6 giờ bay. Phướng án chiến thuật sử dụng máy bay chống ngầm viking tương tự như máy bay chống ngầm tuần biển Р-3С "Оrion" với những tính toán về tính năng kỹ chiến thuật thấp hơn Orion.
Trong giai đoạn ngày nay, để thực hiện nhiệm vụ chống ngầm hiệu quả, các cụm tàu sân bay xung kích chủ lực sử dụng các tàu ngầm nguyên tử, các tàu này có được vận tốc cơ động cao, đồng thời giữ được bí mật khi cơ động, được trang bị các đài sonar thủy âm hiện đại và có thể giữ được thông tin liên lạc rất ổn định so với tàu nổi. Cơ động dưới nước với một khoảng cách xác định đối với nhóm tàu cảnh giới, giữ liên lạc thủy âm với các tàu nổi, tàu ngầm nguyên tử có khả năng tìm kiếm và tiêu diệt tàu ngầm đối phương hiệu quả nhất.
Căn cứ vào những điều kiện tối ưu cho hoạt động của thiết bị sonar chủ động, đặc điểm lan truyền thủy âm trong mỗi vùng nước, các chuyên gia tính toán tốc độ truyền âm ở các tầng nước khác nhau, đường truyền của các tia siêu âm, nhiệt độ của từng lớp nước để tính khoảng cách hoạt động của tàu ngầm nguyên tử trong nhiệm vụ chống ngầm. Các tàu ngầm nguyên tử, theo tính toán của các chuyên gia quân sự Mỹ, sẽ cơ động trên khoảng cách từ 40 – 90 hải lý (75 – 165 km) so với trung tâm của CVBG.
Vũ khí chống ngầm chủ yếu của cụm lực lượng chống ngầm là tên lửa – ngư lôi SABROK và ngư lôi có đầu đạn tự dẫn có điều khiển, bộ phận kích nổ phi tiếp xúc.
Phương tiện truy quét và tìm kiếm, chống ngầm hiệu quả tầm gần là trực thăng chống ngầm MH-60HK «Seahawk". Trực thăng chống ngầm được bay thành các phi đội 2 chiếc theo kế hoạch bay tuần tiễu và thả phao sonar thủy âm trong vùng truy quét tàu ngầm. Thời gian bay treo của phi đội thường là từ 1 – 2 phút, hành lang cảnh giới và tìm kiếm là 10 hải lý, mỗi đội bay sẽ tìm kiếm trong khoảng thời gian từ 1 giờ - 2 giờ.
Tập đoàn quân viễn chinh trên đại dương
Theo điều lệnh tác chiến của Hải quân Mỹ, CVBG có trong biên chế các lực lượng và phương tiện chiến đấu:
Tàu sân bay lớp "Nimitz" (hoặc "Enterprise"), được biên chế từ 60 – 80 máy bay các loại, tàu sân bay được biên chế trong lực lượng Không quân Hải quân. Chỉ huy tàu sân bay là sĩ quan Không quân Hải quân, thuyền trưởng hạng 1. (U.S. Naval aviation Captain).
Hải đoàn tuần dương tên lửa lớp "Ticonderoga" bao gồm hai tuần dương hạm có nhiệm vụ chủ yếu là phòng không và tấn công tên lửa. Theo biên chế chính thứ, hải đoàn được trang bị các tổ hợp tên lửa đánh chặn và tên lửa hành trình Tomahawk. Tất cả các tuần dương hạm lớp “Ticonderoga” đều được biên chế hệ thống trinh sát, điều khiển hỏa lực súng phòng không và tên lửa Aegis. Chỉ huy tàu tuần dương là sĩ quan hải quân Mỹ, thuyền trưởng hạng 1 (U.S. Navy Captain).
Hải đoàn các tàu khu trục tên lửa thuộc quyền chỉ huy của một sĩ quan hải quân Mỹ, thuyền trưởng hạng 1 , biên chế có thể lên đến 3 – 4 tàu khu trục tên lửa lớp "Arleigh Burke", tàu được trang bị bom chìm và ngư lôi chống ngầm, một số tàu khu trục có thể được biên chế tên lửa hành trình Tomahawk. Hải đoàn khu trục hạm có nhiệm vụ chủ yếu là chống ngầm, đồng thời trong hiệp đồng chiến đấu với tuần dương tên lửa có nhiệm vụ phòng không tầm gần. Thuyền trưởng khu trục hạm là sĩ quan Hải quân Mỹ, thuyền trưởng hạng II, (U.S. Navy Сommander).
Hải đoàn tàu ngầm nguyên tử bao gồm có từ 1 đến 2 tàu ngầm nguyên tử lớp Los Angeles, các tàu ngầm đa nhiệm này được biên chế ngư lôi chống ngầm, chống tàu và tên lửa hành trình Tomahawk, tàu ngầm lớp Los Angeles có khả năng chống ngầm rất cao, được biên chế trong cụm tàu liên hợp chống ngầm và có thể độc lập tác chiến, tấn công các mục tiêu trên biển (các chiến hạm đối phương) và các mục tiêu công trình quân sự ven biển.
Hải đoàn hậu cần kỹ thuật: được biên chế từ một đến hai tàu lớp "Seplay" vận chuyển tên lửa, vũ khí đạn và cơ sở vật chất, hải đoàn còn được biên chế tàu chở dầu và các tàu phụ trợ khác theo nhu cầu thực tế của chiến trường.
Trung đoàn không quân Hải quân trên tàu sân bay, chỉ huy trưởng là sĩ quan không quân hải quân hạng 1.
Lữ đoàn lính thủy đánh bộ, được biên chế vào CVBG , lữ đoàn trưởng cấp hàm đại tá lính thủy đánh bộ. (USMC Сolonel).
Trung đoàn không quân được biên chế thành 4 tiểu đoàn không quân tiêm kích (48 máy bay tiêm kích – cường kích đa nhiệm F/A-18 «Hornet" và F/A-18E/F «Super Hornet") tiểu đoàn máy bay tác chiến điện tử được trang bị các loại vũ khí, khí tài chế áp lực lượng phòng không đối phương, có 8 loại máy bay EA-18G «Growler", tiểu đoàn trinh sát điện tử, điều hành tác chiến được biên chế 4 máy bay trinh sát điện tử AWACS (ở một số trung đoàn được biên chế đến 5 máy bay) loại E-2C «Hawkeye".
Phi đoàn máy bay không vận được biên chế 2 máy bay loại C-2 «Greyhound", thực hiện các nhiệm vụ vận tải quân sự trên boong. Tiểu đoàn trực thăng chống ngầm, được biên chế đến 10 máy bay trực thăng chống ngầm loại MH-60HK «Seahawk". Cất hạ cánh trên boong tàu sân bay và trên boong các tàu tuần dương, khu trục.
Máy bay tàng hình không người lái X-47B đã được Mỹ thử nghiệm thành công trên tàu sân bay. Với sự xuất hiện của các thế hệ UAV tối tân, cụm tàu sân bay xung kích sẽ tăng thêm uy lực gấp nhiều lần, đồng thời giảm nguy cơ rủi ro về con người.
Căn cứ vào biên chế tổ chức lực lượng và phương tiện, vũ khí khí tài, có thể nhận thấy cụm tàu sân bay xung kích trên thực tế có thể coi như là một Tập đoàn quân viễn chinh trên đại dương, tập đoàn này có đầy đủ cơ số vũ khí trang bị hoàn toàn có khả năng tiến hành một cuộc chiến tranh khu vực nhỏ (vùng châu Phi, châu Á) đối với các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển.
Ở cấp độ giải quyết các nhiệm vụ chiến lược khởi đầu cho một cuộc chiến tranh cục bộ, CVBG có khả năng duy trì cường độ tác chiến cao trong thời gian 10 ngày với tần suất không kích hàng trăm đợt mỗi ngày bằng máy bay chiến đấu, tên lửa hành trình.
Cụm CVAG có thể thực hiện các nhiệm vụ như can thiệp vũ trang vào một cuộc xung đột có giới hạn ( Sebia, Libya), đánh chiếm hải đảo, tiêu diệt lực lượng không quân – hải quân đối phương, đổ bộ đường biển và chống ngầm trên vùng nước lớn. Tập đoàn quân CVBG thực sự là một lực lượng răn đe và kiềm chế chiến lược của Mỹ trên sóng nước đại dương khắp toàn cầu.