Triều Tiên học được gì từ Lybia và cái chết của Gaddafi?

Triều Tiên đã thử hạt nhân lần 4. Vì sao Bình Nhưỡng cương quyết không từ bỏ chương trình phát triển VK hạt nhân, bất chấp cấm vận và nghèo đói?

Sức ép vô cùng lớn của cộng đồng quốc tế lên Triều Tiên

Bản tin trên Đài truyền hình quốc gia Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (DPRK) ngày 6-1-2015 cho biết, vào lúc 10h00 ngày 6-1, vụ thử nghiệm vũ khí nhiệt hạch (bom H) đầu tiên của nước này đã diễn ra thành công tại khu vực khu vực Punggye-ri.

Bản tin trên truyền hình quốc gia nước này cho biết, dựa theo quyết định chiến lược của “đảng Lao động Triều Tiên”, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã ký quyết định tiến hành vụ thử nghiệm bom nhiệt hạch này vào ngày 3-1 và vụ thử nghiệm được tiến hành sau đó 3 ngày.

Vụ thử này dược tiến hành ở khoảng tọa độ 41,3N (độ vĩ Bắc) và 129,1E (độ kinh Đông), bãi thử hạt nhân Punggye-ri, ở độ sâu 10 km và nằm cách thị trấn Sungjibaegam của Triều Tiên 19 km về phía Đông Bắc, gây ra một trận động đất mạnh với cường độ khoảng 4,9-5,1 độ Richter.

Trước sự việc Triều Tiên tuyên bố thử thành công bom H, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã khẩn trương thành lập một bộ phận xử lý tình trạng khủng hoảng khẩn cấp.

Tổng thống nước này là bà Park Geun-hye cũng đã triệu tập một cuộc họp an ninh vào chiều 6-1 để thảo luận tình hình.

Một quan chức Cơ quan Khí tượng Hàn Quốc bày tỏ nghi ngờ về trận động đất dường như là nhân tạo này và đang phân tích quy mô cũng như tâm chấn của trận động đất.

Văn phòng Tổng thống Park Geun-hye cho biết, nước này đang xem xét mọi khả năng có thể xảy ra từ trận động đất.


Triều Tiên đã thử hạt nhân lần thứ 4, bất chấp lệnh cấm vận tiếp theo có thể giáng xuống.

Triều Tiên đã thử hạt nhân lần thứ 4, bất chấp lệnh cấm vận tiếp theo có thể giáng xuống.

 

Cơ quan Tình báo Hàn Quốc cho rằng, thiết bị hạt nhân mà Triều Tiên thử có khả năng không phải là bom H, song rất có thể nó là bom A tăng cường, có sử dụng một phần công nghệ hợp hạch hạt nhân của bom H - một công nghệ cao mà trước sau cũng dẫn đến việc Bình Nhưỡng sở hữu loại bom này.

Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc dẫn nguồn tin Bộ Quốc phòng nước này cho biết họ đã đặt quân đội trong tình trạng báo động và tăng cường theo dõi các hoạt động của Bình Nhưỡng.

Đồng thời, phối hợp với Mỹ để xác định xem liệu vụ thử của Triều Tiên có chính xác là bom H hay không.

Trong khi đó, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cũng cho rằng trận động đất ở Triều Tiên có thể là một vụ thử hạt nhân.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã lên án vụ thử bom H của Triều Tiên, coi đây là mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh của Nhật Bản.

Theo ông, vụ thử đã thách thức nghiêm trọng những nỗ lực của quốc tế nhằm phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Thủ tướng Abe cho biết sẽ có phản ứng kiên quyết với Bình Nhưỡng.

Còn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng lên tiếng bày lỏ sự lo ngại trước việc này và nhấn mạnh, vụ thử hạt nhân của Bình Nhưỡng đã phá vỡ những nỗ lực hòa bình trên bán đảo Triều Tiên và chính quyền Bắc Kinh cương quyết phản đối những hành động như vậy.

Trước sự việc trên, Mỹ khẳng định lên án mọi hành vi vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) và chỉ trích các hành động gây hấn của Triều Tiên.

Washington cam kết sẽ đáp trả thích đáng, có thể là một nghị quyết trừng phạt Bình Nhưỡng sẽ ra đời trong thời gian tới.


Triều Tiên được cho là đã chế tạo thành công tên lửa liên lục địa KN-08 và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm KN-11.

Triều Tiên được cho là đã chế tạo thành công tên lửa liên lục địa KN-08 và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm KN-11.

Triều Tiên: Vũ khí hạt nhân là cái ô bảo hộ tốt nhất

Có thể nhận thấy rằng, áp lực của cộng đồng quốc tế đối với chính quyền Bình Nhưỡng là vô cùng lớn, nhưng rõ ràng là Triều Tiên không sợ điều này. Sau khi thông báo thử thành công bom H, nước này tuyên bố sẽ tiếp tục đẩy mạnh chương trình hạt nhân của mình.

Trước đó, vào hồi giữa tháng 12-2015, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tuyên bố, Triều Tiên sẽ trở thành "một nước sở hữu vũ khí hạt nhân mạnh mẽ, để bảo đảm tiếp tục xây dựng một đất nước hùng mạnh, mà không một kẻ thù nào dám khiêu khích”.

Ông còn nhấn mạnh rằng, Triều Tiên “sẵn sàng kích nổ các quả bom nguyên tử và bom nhiệt hạch tự chế để bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia”.

Thời điểm đó, thông tin này đã rơi vào tình trạng bị hoài nghi nhưng hiện giờ không ai nghi ngờ về điều đó.

Chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên bắt đầu năm 1956, mặc dù nước này đã ký Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. Đến năm 2003, Bình Nhưỡng đã đơn phương rút khỏi Hiệp định này, với lí do “bị chính sách thù địch của Mỹ đe dọa”.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại