Thực hư sức mạnh tên lửa Vạn Kiếm Đài Loan

Khang Minh |

(Soha.vn) - Mặc dù tên lửa Vạn Kiếm được cho là có sức đe dọa lớn với các sân bay và căn cứ quân sự quan trọng của TQ nhưng các chuyên gia vẫn hoài nghi về sức mạnh của nó.

Tờ United Evening News của Đài Loan nhận định Không quân Đài Loan đã hoàn thành kế hoạch nâng cấp tính năng của 71 máy bay chiến đấu IDF C/D Kinh Quốc, máy bay chiến đấu này trang bị giá treo tên lửa Vạn Kiếm, được cho là hệ thống vũ khí có thể “tấn công Trung Quốc từ xa”, phá hủy đường băng sân bay quân sự của Hải quân Trung Quốc tại bờ biển Đông Nam của Trung Quốc.

Căn cứ vào số liệu mà Không quân Đài Loan công bố, “vũ khí tấn công tầm xa Vạn Kiếm” giống với bom liệng thông minh AGM-154 mà quân đội Mỹ đang sử dụng, thân tên lửa và phương thức đẩy giống với tên lửa hành trình tầm xa Storm Shadow do Anh và Pháp hợp tác chế tạo, có thể bắn tấn công từ khoảng cách xa ngoài tầm bắn của tên lửa phòng không đối phương. Tên lửa Vạn Kiếm sử dụng hệ thống dẫn đường vệ tinh GPS và quán tính, có thể bay từ xa đến các sân bay quân sự ven biển Đông Nam của Trung Quốc, phá hủy đường băng.

Tên lửa Vạn Kiếm của Đài Loan
Tên lửa Vạn Kiếm của Đài Loan

Sĩ quan Liên đội 443 của Không quân Đài Loan Trần Quốc Hoa tiết lộ, tầm bắn của tên lửa Vạn Kiếm lớn hơn các loại tên lửa phòng không của Trung Quốc.

"Tên lửa có tầm bắn xa nhất của Trung Quốc là S-300PMU2 với tầm bắn có thể bao phủ đến 200 km, tôi chỉ có thể nói là tên lửa của Đài Loan mạnh hơn tên lửa phòng không của Trung Quốc” Trần Quốc Hoa nói.

Báo chí Đài Loan dẫn phân tích của một quan chức Không quân Đài Loan cho biết tầm bắn của tên lửa Vạn Kiếm từ 100 – 250 km, máy bay chiến đấu “Kinh Quốc” mang tên lửa Vạn Kiếm, có thể bay ra tầm giữa eo biển và tiến hành tấn công đối với sân bay quân sự và căn cứ quân sự quan trọng tại bờ biển Trung Quốc.

Mặc dù quân đội Đài Loan tuyên bố hệ thống vũ khí này là tự nghiên cứu nhưng thực tế không phải như vậy. Theo nhân viên nghiên cứu Đài Loan tiến lộ, “tên lửa Vạn Kiếm” trong quá trình nghiên cứu nhận được sự hỗ trợ bí mật của quân đội Mỹ, vì vậy “tên lửa Vạn Kiếm rất giống với tham số và hình dạng của tên lửa do Mỹ chế tạo, tên lửa có dài 4 m, đường kính khoảng 0,5 m, cánh tên lửa sau khi mở rộng có thể dài 2 m, sử dụng hệ thống định vị toàn cầu GPS để dẫn đường.

Vạn Kiếm có trọng lượng khoảng 1.000 kg, mang đầu đạn nặng 450 kg, chứa tới 120 đầu đạn con và có thể căn cứ vào các yêu cầu khác nhau để thiết lập phương án gây nổ, có thể phá huỷ đường băng trong khoảng thời gian ngắn nhất. Ngoài ra Tên lửa Vạn Kiếm còn trang bị máy tính nhỏ, có thể tiến hành tự động sửa chữa hợp với toạ độ của mục tiêu.

Tiêm kích nội địa F-CK-1 Ching-kuo của Đài Loan
Tiêm kích nội địa F-CK-1 Ching-kuo của Đài Loan

Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông Đài Loan cũng không ngừng hoài nghi về “tên lửa Vạn Kiếm. Chuyên gia quân sự Đài Loan phân tích cho rằng, “tên lửa Vạn Kiếm” tuy một phần được rút ra từ thiết kế tên lửa hành trình tiên tiến của Phương Tây, nhưng không hoàn toàn kế thừa thiết kế tàng hình của họ, tăng xác suất bị phát hiện, giảm khả năng thâm nhập của tên lửa.

Với việc can thiệp công nghệ GPS những năm gần đây ngày càng nhiều, hệ thống dẫn đường GPS mà “tên lửa Vạn Kiếm” sử dụng dễ dàng bị can thiệp, độ dẫn chính xác cũng sẽ giảm đáng kể. Ngoài ra, do những hạn chế của động cơ và thân tên lửa nên trọng lượng đầu đạn con mà “tên lửa Vạn Kiếm” mang không lớn, làm cho việc phá huỷ đường băng cũng tương đối hạn chế, điều này làm cho hiệu quả tác chiến của “tên lửa Vạn Kiếm” cũng bị nghi ngờ.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại