Thỏa thuận hạt nhân Mỹ-Ấn sẽ bị phá sản vì Nga?

Tuân Việt |

(Soha.vn) - Thỏa thuận hạt nhân lịch sử giữa Mỹ và Ấn Độ gần như đã bị phá sản sau hơn bốn năm ký kết.

Hiệp định hạt nhân dân sự ký kết năm 2008 được cho là một bước ngoặt trong quan hệ Ấn Độ - Mỹ, chấm dứt lệnh cấm các hoạt động thương mại hạt nhân dân sự kéo dài suốt ba thập niên qua và mở ra một kỷ nguyên mới, khi mà New Delhi và Washington sẽ trở thành những đối tác “không thể tách rời”.

Mỹ và Ấn đã ký hiệp ước hạt nhân cách đây 4 năm dưới thời Tổng thống Bush.

Văn kiện này cho phép các doanh nghiệp Mỹ bán nhiên liệu, công nghệ và các lò phản ứng hạt nhân vì mục đích hòa bình cho Ấn Độ. 

Đổi lại là các biện pháp đảm bảo an toàn và IAEA có quyền thanh tra các nhà máy hạt nhân của Ấn Độ.

Nhưng bốn năm sau khi thỏa thuận có hiệu lực, mọi sự vọng tưởng đó dường như đã tiêu tan. Đặc biệt là trong lĩnh vực chính sách đối ngoại của Mỹ, nhiều người cảm thấy rằng các thỏa thuận hạt nhân đã không đáp ứng mong đợi.

Từ quan điểm của Ấn Độ, hợp tác hạt nhân sẽ không phải là một biểu hiện cho bất kỳ sự tăng trưởng của mối quan hệ Mỹ-Ấn trên các lĩnh vực khác. 

Trong khi đó, Mỹ luôn cho rằng, hợp tác hạt nhân sẽ mang lại rất nhiều lợi ích to lớn về kinh tế, chính trị và quân sự. 

Tuy nhiên, nhiều người trong số những người ủng hộ mạnh nhất tại thời điểm ký thỏa thuận lại cho rằng những lợi ích này không thể trở thành hiện thực.

Lò hạt nhân của Ấn Độ.

Điểm đáng chú ý nhất và cũng là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của thỏa thuận hạt nhân Mỹ-Ấn chính là vấn đề kinh tế. 

Mỹ đã bị thu hút bởi tiềm năng to lớn của thị trường năng lượng hạt nhân Ấn Độ. Tuy nhiên, Ấn Độ lại giao việc thực hiện thỏa thuận cho các công ty tư nhân, buộc các nhà cung cấp hạt nhân phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu có thiệt hại mà không được hỗ trợ từ chính phủ. 

Vì vậy, nhiều công ty Mỹ đã ngần ngại trong việc hợp tác, và lợi ích kinh tế của thỏa thuận đã không trở thành hiện thực.

Hơn nữa, Ấn Độ đã bất chấp các kỳ vọng của Mỹ khi không muốn tham gia ký kết Hiệp ước Cấm thử nghiệm toàn diện (CTBT), và cũng không tỏ ra hợp tác trong việc chấm dứt quá trình sản xuất vật liệu phân hạch (làm giàu uranium hoặc plutonium).

Không những thế, thoả thuận hạt nhân giữa Nga và Ấn Độ trong chuyến thăm New Dehli của tổng thống Putin gần như đã chấm dứt hoàn toàn hợp tác Mỹ-Ấn. 

Nga dự định sẽ xây 16 lò phản ứng hạt nhân tại Ấn Độ, một phần của các thỏa thuận quốc phòng và năng lượng giữa hai nước.

Tàu sân bay Vikramaditya Ấn Độ mua lại của Nga.

Chuyến thăm của tổng thống Putin góp phần hâm nóng mối quan hệ có phần nguội lạnh giữa Nga và Ấn Độ thời gian gần đây, khi mà các công ty Nga liên tục thất bại trong các hợp đồng quân sự tại Ấn Độ. 

Nga cũng sẽ sửa chữa lại một tàu sân bay, cung cấp thêm 29 chiến đấu cơ mới cho phía Ấn Độ và hợp tác phát triển vận tải máy bay.

Vì vậy, trong thời gian tới Ấn Độ sẽ bận rộn hơn với việc thực hiện các cam kết với Nga và thỏa thuận hạt nhân Mỹ-Ấn có thể sẽ hoàn toàn bị phá sản.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
ĐANG HOT

TIN NỔI BẬT SOHA

Học cách “giải đề” từ thầy Park, HLV Kim Sang-sik sẽ giúp tuyển Việt Nam hạ Indonesia?

Học cách “giải đề” từ thầy Park, HLV Kim Sang-sik sẽ giúp tuyển Việt Nam hạ Indonesia?

15/12/2024 09:03

Đội tuyển Indonesia không mạnh như ở Asian Cup hay vòng loại World Cup, nhưng HLV Kim Sang-sik vẫn cần tính toán kỹ càng để đảm bảo một kết quả tốt cho tuyển Việt Nam.

Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại

Top