Tên lửa ‘siêu dị’ bất khả chiến bại trên biển Đông (kỳ 5)

Lt Cdr. Mikhail Sergeyevich |

(Soha.vn) - Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự thì cho tới thời điểm này, chưa có một loại tên lửa đánh chặn nào hạ gục được loại tên lửa ‘siêu dị’ 3M-54E1. Quỹ đạo bay không xác định với sức hủy diệt kinh hoàng của nó có thể khiến tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc điêu đứng khi phải đối chọi với “hố đen” Kilo của Việt Nam.

Tên lửa ‘siêu dị’ bất khả chiến bại trên biển Đông
3M-54E1 (Klub-S), một trong những nhân tố giúp Việt Nam xoay cục diện 'ván cờ biển Đông'.

Sát thủ diệt tàu sân bay

Kilo 636MV phiên bản xuất khẩu cho Việt Nam được trang bị những công nghệ tối tân và siêu hiện đại nhất do Cục thiết kế Rubin chế tạo. Tuy nhiên, điểm độc đáo của Kilo là ở hệ thống vũ khí. Kilo 636MV của Việt Nam được trang bị tới 3 biến thể tên lửa Klub-S phóng từ tàu ngầm và còn có khả năng được trang bị loại ngư lôi-tên lửa siêu khoang có vận tốc nhanh nhất và nguy hiểm nhất trên thế giới Shkval 2E phiên bản xuất khẩu.

Dòng tên lửa Klub trứ danh của Nga bao gồm 2 phiên bản chính là:

- Klub-N phóng từ các tàu nổi, hiện Việt Nam vẫn chưa có loại này. Trong thời gian tới hy vọng Klub-N sẽ hiện diện ở Việt Nam để ngăn ngừa mối nguy hại từ “gã khổng lồ” xấu tính.

Tên lửa ‘siêu dị’ bất khả chiến bại trên biển Đông
Biến thể 3M-14E

- Klub-S là biển thể được chế tạo đặc biệt để phóng từ tàu ngầm. Klub-S với các biến thể chống ngầm được phóng bằng ống phóng 533mm sử dụng chung với các ngư lôi trên tàu. Đặc biệt phía Hải quân Việt Nam còn đặt hàng thêm loại tên lửa hạm đối đất 3M-14E có thể tiêu diệt bất kỳ mục tiêu nào trên bờ hoặc các bãi nổi trong khu vực Việt Nam kiểm soát, tầm hoạt động cực kì rộng lên đến 275km. 3M-14E được xem là cuộc cách mạng khi Việt Nam và Nga đi đầu trong việc sử dụng loại tên lửa tầm trung cực kì chính xác này trong công cuộc bảo vệ chủ quyền ở biển Đông.

Tên gọi chung của các biến thể dù là sử dụng trên tàu nổi (Klub-N) hay biến thể sử dụng trên tàu ngầm (Klub-S) là 3M-54 “Klub” (được NATO định danh là SS-N-27 “Sizzler”). Sizzler có nghĩa là kẻ tấn công nhanh lẹ với đường di chuyển thay đổi liên tục và không có một quỹ đạo xác định.

Cái tên Sizzler là do Klub có một quỹ đạo bay thay đổi liên tục và không theo bất kỳ chu kỳ nào, bên cạnh đó là công nghệ Sea-skiming với khả năng qua mặt được radar của các hệ thống phòng thủ. Sắp tới đây, Việt Nam sẽ được trang bị đến 3 biến thể của Klub-S bao gồm:

+ 3M-54E1 (hoặc 3M-54E): đây là biến thể được sử dụng ống phóng 533mm hoặc sử dụng ống phóng thẳng đứng để khai hỏa tên lửa. 3M-54E1 là nỗi kinh hoàng với bất kỳ tàu khu trục cỡ lớn hay cỡ trung nào, thế nhưng, đối thủ đích thực của nó chính là các hàng không mẫu hạm. Nó được thiết kế nhằm đánh chìm bất kỳ tàu khu trục trên 20.000 tấn hoặc hàng không mẫu hạm tải trọng lên đến 80.000 tấn của Hoa Kỳ. Thế nên, nếu sử dụng 3M-54E1 trong một cuộc xung đột mà phía Hải quân Trung Quốc phát động thì có lẽ Liêu Ninh sẽ chẳng khác nào một con mồi để Kilo Việt Nam triệt hạ một cách dễ dàng.

+3M-14E: biến thể đối đất, có khả năng mang đầu đạn thường nặng 400kg hoặc đầu đạn hạt nhân 300 kiloton, nhưng Việt Nam không phát triển công nghệ vũ khí hạt nhân mà chỉ sử dụng vũ khí cho mục đích phòng vệ. Với tốc độ bay rất nhanh lên đến Mach 4 ở giai đoạn bay cuối, 3M-14E được hy vọng sẽ là nhân tố chủ chốt trong việc răn đe Hải quân Trung Quốc tại biển Đông.

Các phiên bản 3M-14E được phát triển công nghệ dẫn đường mới nhất, kết hợp giữa ARGS-54E và GLONASS để tấn công bất kỳ mục tiêu trên đất liền hay đảo một cách vô cùng chính xác, với độ lệch tiêu chuẩn là 5–7 m.

3M-14E sẽ là nhân tố chính giúp cho Kilo 636MV áp đảo đối phương trong mọi môi trường tác chiến trên biển.

	Sơ đồ hợp đông tác chiến tấn công bờ biển bằng 3M-14E của Kilo.

Sơ đồ hợp đông tác chiến tấn công bờ biển bằng 3M-14E của Kilo.

 Khi kết hợp với Hải quân đánh bộ, 3M-14E sẽ chẳng khác nào các loạt pháo yểm trợ trước khi tấn công trên bộ, tuy nhiên, trên biển thì Kilo của Việt Nam có lợi hơn rất nhiều nhờ khả năng qua mặt bất kỳ hệ thống săn ngầm nào.

+ Cuối cùng là biến thể ngư lôi 91RE1, tầm hoạt động của nó lên đến 50km. Đây là một phiên bản ngư lôi-tên lửa kết hợp khá giống với hệ thống tên lửa ASROC/ SUBROC của Hoa Kỳ. Khi được phóng đi, nó sẽ bay với vận tốc siêu âm, đạt cực đại là Mach 2.5.

Cả 3 biến thể tên lửa trên đều sử dụng đầu dẫn thông mình ARGS-54E, đây là một hệ thống tích hợp bao gồm hệ thống tự dẫn thông minh, hệ thống tìm kiếm mục tiêu chủ động và hệ thống định hướng và cao độ bay.

Hệ thống ARGS-54E có thể tự xác định mục tiêu trong phạm vi 65km, ngoài ra nó còn có hệ thống phân biệt bạn-thù (Identify Friend or Foe) nhằm tránh tấn công nhầm tàu của các đồng minh. Tất cả các phiên bản đều được trang bị công nghệ định vị hướng bay và cao độ KTRV-Detal RVE-B mới nhất của Nga.

Tên lửa ‘siêu dị’ bất khả chiến bại trên biển Đông
3M-54E1 được phóng đi trong bài thử nghiệm Kilo trên biển Barents.

Ngoài ra, 2 phiên bản đối đất và đối hạm của Klub-S còn được trang bị cả công nghệ dẫn đường kết hợp giữa hệ thống GLONASS và hệ thống dẫn đường quán tính cơ chế chủ động ở mọi vĩ độ, với độ lệch chuẩn của phương bay khi chuyển vị từ 2 bán cầu là không đáng kể.

 'Dị nhân' của các loại tên lửa tấn công

	Khả năng hủy diệt khủng khiếp của 3M-54E1 trong một bài thử nghiệm của Hải quân Nga.

Khả năng hủy diệt khủng khiếp của 3M-54E1 trong một bài thử nghiệm của Hải quân Nga...

 3M-54E1 còn được xem như là sát thủ của bất kỳ tàu nổi nào trên thế giới. Thoạt đầu, trông 3M-54E1 có vẻ vô hại, bởi lúc mới được phóng đi từ Kilo, nó chỉ bay với vận tốc khiêm tốn cận âm Mach 0.8. Nhưng ở giai đoạn cuối khi tiếp cận mục tiêu, nó sẽ đột ngột tăng tốc lên đến Mach 2.9, cùng với đó là quỹ đạo bay zic zắc vô cùng khó xác định, sau đó đột ngột tăng cao độ bay lên đến 1.000m rồi tung đòn đánh cuối cùng vào đối thủ với sức công phá kinh hoàng của đầu đạn 400kg và vận tốc siêu âm. 3M-54E1 có thể khiến cho Liêu Ninh điêu đứng khi phải đối chọi với “hố đen” của Việt Nam.

	...và 2 quả 3M-54E1 đã khiến một chiếc tàu khu trục cỡ lớn nổ tung.

...và 2 quả 3M-54E1 đã khiến một chiếc tàu khu trục cỡ lớn nổ tung.

3M-54E1 còn được xem như là sát thủ của bất kỳ tàu nổi nào trên thế giới. Thoạt đầu, trông 3M-54E1 có vẻ vô hại, bởi lúc mới được phóng đi từ Kilo, nó chỉ bay với vận tốc khiêm tốn cận âm Mach 0.8. Nhưng ở giai đoạn cuối khi tiếp cận mục tiêu, nó sẽ đột ngột tăng tốc lên đến Mach 2.9, cùng với đó là quỹ đạo bay zic zắc vô cùng khó xác định, sau đó đột ngột tăng cao độ bay lên đến 1.000m rồi tung đòn đánh cuối cùng vào đối thủ với sức công phá kinh hoàng của đầu đạn 400kg và vận tốc siêu âm. 3M-54E1 có thể khiến cho Liêu Ninh điêu đứng khi phải đối chọi với “hố đen” của Việt Nam.

Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự thì cho tới thời điểm này, chưa có một loại tên lửa đánh chặn nào hạ gục được loại tên lửa “siêu dị” này của cục thiết kế Novator. Xác suất tiêu diệt được 3M-54E1  là vô cùng nhỏ: Kashtan CIWS chỉ có 21%, GoalKeeper RAM chỉ 15% còn Phalanx SEARAM CIWS chỉ có 19% mà thôi. Trong khi 3 hệ thống phỏng thủ tầm gần chỉ có khả năng đánh chặn vô cùng thấp như vậy thì chắc chắn cơ hội cho các hệ thống CIWS được dán mác “made in China” sẽ còn thấp hơn nữa. thậm chí là không hề có bất kỳ cơ hội nào.

Ngoài ra, các loại tên lửa trên các khu trục hạm của Trung Quốc hầu hết là đánh chặn máy bay tầm xa chứ không phải là tên lửa đối hạm tầm thấp nên tỷ lệ đánh chặn được 3M-54E1 là vô cùng nhỏ. Chỉ có một hệ thống đáng tin cậy nhất hiện nay có thể đánh chặn được 3M-54E1 là Aegis của Hoa Kỳ, tuy nhiên, đây là hệ thống đánh chặn ICBM nên nếu muốn chặn được Sizzler, Mỹ cần thêm vài năm nghiên cứu. Còn trong tình huống nếu phải đối đầu với Hải quân Trung Quốc, có thể khẳng định, 3M-54E1 sẽ trở thành công cụ hữu dụng cho Kilo 636MV của Hải quân Việt Nam trong việc bảo toàn trọn vẹn lãnh thổ của mình.

Hơn nữa, không phải vô cớ mà tàu Liêu Ninh Trung Quốc được gọi là “đống đổ nát và chắp vá”. Một số chuyên gia nhận định nó không thể tác chiến ở biển Đông. Vì thế, nếu Liêu Ninh tiến được vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam thì nó cũng sẽ chuốc lấy sự thảm bại mà thôi. Trọng tải của Liêu Ninh vào tầm hơn một chiếc khu trục cỡ lớn một chút và có lẽ chỉ cần “ăn” 2 quả 3M-54E1 thì nó sẽ chỉ là đống sắt vụn. Với trình độ của người Trung Quốc thì còn rất lâu họ mới đạt được tới trình độ của Nga hay Hoa Kỳ về hàng không mẫu hạm.

Không chỉ Liêu Ninh mà các loại tàu khu trục khác cũng phải lo sợ trước loại vũ khí được xem như là “dị nhân” của các dòng tên lửa đối hạm này.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại