Su-30 Việt Nam và hỏa lực phòng không nhiều lớp trên biển Đông

Hà Dũng |

(Soha.vn) - Mặc dù Su-30 được thiết kế để giành ưu thế trên không cũng như tác chiến trên biển nhưng chỉ với 'sát thủ tầm xa' R-27, Su-30 chưa đủ sức bảo vệ bầu trời biển Đông.

Tại sao chỉ với tên lửa R-27 là chưa đủ?

Như chúng ta đã tìm hiểu ở các kỳ trước, nhiệm vụ phòng không trên biển Đông của Việt Nam được đảm nhiệm chủ yếu bởi lực lượng Không quân với các máy bay thế hệ mới như Su-30MK2, Su-30MK2V. Trong đó, có tên lửa R-27 với tầm bắn lên đến 130 km, được xem là lưới lửa phòng không tầm xa. Tuy nhiên chỉ với R-27 thôi là không đủ để Việt Nam có thể giữ bầu trời biển Đông, mà cần thiết phải có thêm cả hỏa lực phòng không tầm trung.

Có lẽ nhiều người sẽ đặt câu hỏi, tại sao trên Su-30 Việt Nam đã có tên lửa phòng không tầm xa R-27 nhưng vẫn phải trang bị tên lửa phòng không tầm trung. Câu hỏi này lại càng có cơ sở hơn khi biết rằng số lượng tên lửa mang được trên máy bay là một con số có hạn. Điều đó có nghĩa rằng nếu mang thêm một tên lửa phòng không tầm trung thì sẽ phải bớt đi một tên lửa tầm xa.

Chỉ với sát thủ tầm xa R-27, Su 30 Việt Nam chưa thể bảo vệ bầu trời biển Đông

Vũ khí của Su-30MK2

Thực ra câu trả lời hết sức đơn giản. Cần phải trang bị thêm tên lửa tầm trung cho Su-30 bên cạnh tên lửa tầm xa R-77 bởi hai lý do sau:

Một là nguyên tắc tổ chức lưới lửa phòng không là hỏa lực nhiều lớp, nhiều tầng, từ xa tới gần, từ thấp tới cao. Bởi mỗi loại tên lửa có tính năng chiến đấu trong một khoảng cách xác định, quá gần hay quá xa thì tên lửa đều không hiệu quả thậm chí không làm việc được. Bên cạnh đó, mục tiêu cũng có những đặc tính riêng, có những loại máy bay dùng cho không chiến từ xa, có những loại được thiết kế chuyên dùng cận chiến, kéo theo đó, các loại vũ khí phòng không cũng có được thiết kế riêng biệt theo từng loại.

Chúng ta có thể thấy được nguyên tắc này thể hiện ở lưới lửa phòng không trên đất liền của Việt Nam, từ hệ thống S-300 là hỏa lực tầm xa, đến các loại tên lửa SAM-2, SAM-3 là hỏa lực tầm trung và các loại pháo, súng máy phòng không đóng vai trò là hỏa lực tầm gần.

Hai là nguyên tắc đa dạng hóa các vũ khí có cùng tính năng. Đây là một nguyên tắc sống còn, nhất là trong thời kỳ chiến tranh công nghệ cao. Thông thường, mỗi một loại vũ khí đều bị đối phương nghiên cứu rất kỹ và tìm ra cách chế áp. Do vậy nếu chỉ dùng một loại vũ khí rất dễ bị đối phương bắt bài và vô hiệu hóa.

Một ví dụ điển hình là giai đoạn đầu khi Mỹ ném bom phá hoại miền Bắc Việt Nam. Khi ấy, Việt Nam chỉ có tên lửa SAM-2, nhưng Mỹ đã nắm rất rõ do thu được nhiều bộ khí tài còn nguyên vẹn của Ai Cập trước đó. Do vậy, giai đoạn đầu với những máy gây nhiễu thiết kế chuyên trị SAM-2, Mỹ đã gây nhiều tổn thất cho Việt Nam. Chỉ sau khi cải tiến mạnh mẽ, SAM-2 mới phát huy tác dụng.

Xuất phát từ hai nguyên tắc trên đối với Su-30 khi làm nhiệm vụ phòng không trên biển, ngoài được trang bị tên lửa đối không tầm xa R-27, còn cần phải được trang bị thêm tên lửa phòng không tầm trung.

Hiện nay theo nhiều phương tiện thông tin, loại tên lửa đối không tầm trung mà Việt Nam đang sở hữu là R-77. Đây là loại tên lửa không đối không tầm trung hiện đại nhất hiện nay, R-77 cùng với R-27 sẽ tạo thành một lưới lửa phòng không nhiều tầng trên bầu trời biển Đông.

Tên lửa không đối không R-77 - "sát thủ tầm trung"

R-77 (tên gọi khác RVV-AE, tên ký hiệu của NATO AA-12 Adder) là tên lửa không đối không tầm trung thiết kế đánh chặn mọi mục tiêu trên không  gồm: máy bay, trực thăng và tên lửa hành trình trong điều kiện đối phương sử dụng các biện pháp gây nhiễu điện tử mạnh. R-77 nằm trong thành phần vũ khí của các máy bay tiêm kích hiện đại dòng Su-27, Su-30 và Mig-29.

	Tên lửa không đối không tầm trung R-77

Tên lửa không đối không tầm trung R-77

Tên lửa R-77 được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính, đồng thời hiệu chỉnh bằng radar (giai đoạn đầu bằng quán tính, sau đó được radar chủ động dẫn đường).

Khối lượng toàn bộ tên lửa nặng 175 kg, tốc độ tới 4.600km/h (Mach 4), trần bay 5m-25km. Tên lửa có tầm bắn tối đa tiêu diệt mục tiêu phía trước cách 90km hoặc có thể tiêu diệt mục tiêu phía sau ở cự ly ngắn 300m, độ cao đánh chặn từ 0,02-25km. R-77 trang bị một đầu đạn thuốc nổ phân mảnh nặng 22kg, sử dụng ngòi nổ laser. Xác suất tiêu diệt mục tiêu của R-77 là 70%. R-77 sử dụng nhiên liệu rắn.

R-77 có chiều dài 3,6 m, đường kích 200mm, sải cánh 350 mm, sử dụng 4 cánh ổn đinh ở chính giữa và 4 cánh lái ở phía đuôi. Khi bắn, giai đoạn đầu máy bay chủ yếu dẫn bằng hệ thống định vị quán tính cùng những thông tin cập nhật từ máy bay phóng tên lửa. Cách mục tiêu 20km, đầu tự dẫn chủ động trên tên lửa sẽ tự kích hoạt tìm kiếm và tấn công mục tiêu tự động.

	Tên lửa không đối không tầm trung R-77 với thiết kế cánh đặc biệt

Tên lửa không đối không tầm trung R-77 với thiết kế cánh đặc biệt

Chỉ với sát thủ tầm xa R-27, Su 30 Việt Nam chưa thể bảo vệ bầu trời biển Đông
 
	Khai hỏa tên lửa R-77

Khai hỏa tên lửa R-77

Chỉ với sát thủ tầm xa R-27, Su 30 Việt Nam chưa thể bảo vệ bầu trời biển Đông
 

Phiên bản R-77M1 có khối lượng 226 kg, tầm xa hiệu quả đạt tới 175km nhờ cấu tạo lắp thêm một động cơ Ram Jet, tăng tầm bắn. Hiện chưa có thông tin nào cho thấy Việt Nam sở hữu biến thể R-77M1. Có lẽ Nga hiện đang ưu tiên trang bị cho quân đội của mình trước.

Như vậy hai loại tên lửa R-27 và R-77 đã hợp thành lưới lửa phòng không tầm trung đến xa trên biển Đông. Chúng ta chỉ thiếu hỏa lực phòng không tầm gần, tầm thấp nữa là sẽ có một lưới lửa phòng không hoàn chỉnh. Với hỏa lực tầm gần, tầm thấp Việt Nam có nhiều sự lựa chọn hơn và do đó cũng có sự khác biệt so với tầm xa và tầm trung. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề này trong kỳ tới.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại