“Bóng ma” KRI Cakra 401 của Hải quân Indonesia
Nếu xét về thời gian, thì có lẽ Indonesia là quốc gia đầu tiên được trang bị tàu ngầm. Ngày 16-3-1981, Hải quân Indonesia (TNI-AL) đã được biên chế tàu ngầm KRI Cakra 401, chiếc đầu tiên thuộc lớp Type 209/1300, biến thể của dự án 1300, một trong những chiếc U-boat trứ danh của người Đức. Bốn tháng sau, TNI-AL được nhận chiếc Type 209/1300 thứ 2 với tên gọi KRI Nanggala (402). Tại thời điểm đó, Type 209/1300 được đánh giá là một trong những lớp tàu ngầm tốt nhất trên thế giới.
Trong lúc ấy, Hải quân Trung Quốc còn đang mò mẫm đóng mới các tàu ngầm chất lượng không thể nào so sánh được với Type 209.
Trải qua hơn 32 năm phục vụ trong TNI-AL, 2 chiếc tàu cũng đã cũ. Tuy nhiên, nhờ được nâng cấp và hiện đại hóa khá nhiều đợt nên cho đến nay, tàu ngầm lớp 209/1300 vẫn được đánh giá cao.
Đầu tháng 4-2013, sau những động thái gây rối của Trung Quốc khi liên tục cho các hải đoàn thuộc Hạm đội Nam Hải tiến sát khu vực lãnh hải của Indonesia và Malaysia, TNI-AL đã xác nhận với báo giới về kế hoạch thành lập 2 hạm đội để bảo vệ các đảo của mình. Hạm đội phía Đông có căn cứ chính tại thành phố Surabaya nhằm bảo vệ các khu vực phía Đông gồm khu vực biển Celebes Banda. Hạm đội phía Tây có căn cứ chính đóng tại thủ đô Jakarta nhằm bảo vệ 2 đảo lớn là Java và Padang.
Để tăng cường sức mạnh cho 2 hạm đội này, Indonesia đã đặt hàng thêm 3 chiếc Type 209 Chang Bogo. Đây là một sản phẩm của HDW và Daewoo nhằm chuyển giao các công nghệ đóng tàu lớp Type 209 mới nhất cho Hàn Quốc để nhận đơn đặt hàng của các nước ở Châu Á.
Hiện nay 2 chiếc Type 209/1300 đang đóng quân tại cảng Palau, rất gần với Phillipines và đảo Guam. Theo lời của Tư lệnh hải quân Indonesia thì: “Palau là vùng biển thích hợp để 2 chiếc KRI Cakra 401 và KRI Naggala 402 hoạt động tại vùng nước sâu”.
Còn theo giới phân tích quân sự thì việc 2 chiếc Type 209 này của Indonesia di chuyển đến khu vực này đều có nguyên do của nó:
- Người anh em Phillipines đang lâm vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan khi Trung Quốc liên tục gây hấn trên biển Đông và một mực chỉ đồng ý đối thoại song phương chứ không phải đối thoại đa phương.
- Trong khi đó, lực lượng quân sự của Phillipines rất mỏng nên căn cứ hải quân Indonesia tại Palau đang được gấp rút hoàn thành cho mục đích hỗ trợ người anh em Phillipines và sẽ trở thành một trong những căn cứ hợp tác chung với Mỹ.
Tại Palau, Hạm đội của Indonesia và Mỹ sẽ có thể đến được biển Đông và Phillipines chỉ trong thời gian rất ngắn. Đây sẽ là một thảm họa của Hải quân Trung Quốc nếu như họ bị bao vây ở biển Đông, bởi khi Hạm đội Nam Hải tiến vào khu vực này thì trở thành con cá chui vào rọ của Việt Nam, Phillipines, Indonesia, Singapore và Malaysia….Đó là chưa kể đến sự hiện diện của Mỹ. Nó sẽ lại lặp lại kịch bản Hạm đội viễn chinh của Nhật Bản bị người dân bản địa cùng Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cô lập, tấn công bọc sườn và đánh phủ đầu như những năm 1944 trong chiến dịch Palau và quần đảo Mariana.
-Tại Palau, người Mỹ có thể tiếp viện được cho cả Phillipines và Indonesia từ Guam với thời gian chỉ trong 1 ngày. Palau lại nằm ở vị trí rất đắc địa và được xem như một Cam Ranh tại khu vực biển Celebes thế nên không đời nào Mỹ và Indonesia sẽ để cho Hải quân Trung Quốc kiểm soát được khu vưc này.
Indonesia có cơ sở để đề phòng trước mối nguy hại từ Trung Quốc bởi đây được đánh giá là nơi có trữ lượng dầu cao nhất khu vực. Thế nên, nhiệm vụ chính của 2 hạm đội là bảo vệ các khu vực này khỏi Hải quân Trung Quốc. Và có lẽ với hạm đội tàu ngầm trong tương lai thì việc này sẽ nằm trong tầm với của Indonesia.
Type 209/1300 khá cũ nhưng chưa bao giờ bị coi là lỗi thời, bằng chứng là nó từng nhiều lần ngăn chặn các tàu ngầm của Hải quân Liên bang Nga xâm phạm khu vực biển Hàn Quốc. Type 209/1300 của Indonesia vẫn được đánh giá cao hơn so với những chiếc tàu ngầm mang công nghệ từ những năm 80 của Trung Quốc. Trong 2 chiếc Type 209/1300 của Indonesia thì chiếc Cakra có khả năng phóng được tên lửa Harpoon UGM-84 đối hạm. Đây cũng là một trong những vũ khí mạnh nhất của Indonesia.