Tàu chiến mới của Triều Tiên chứa nhiều bí ẩn

Anh Tuấn |

(Soha.vn) - Hình ảnh nhà lãnh đạo Kim Jong Un tới thị sát loại tàu chiến mới do Triều Tiên tự nghiên cứu chế tạo đã làm dấy lên một loạt những suy đoán về con tàu bí ẩn này.

 	Ngày 24/3/2013, thông tấn xã Triều Trung đã đăng tải thông tin ông Kim Jong Un thị sát đơn vị bộ đội 1501 và thăm nom công tác chế tạo một loại "tàu chiến" mới mà nước này vừa tự nghiên cứu thành công.

Tờ Rodong Sinmun của Triều Tiên đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong Un mới đây đã đến thăm và chỉ đạo công tác huấn luyện một loại tàu chiến mới của nước này. Tuy nhiên, tờ China News của Trung Quốc nhận định nhiều khả năng nhà lãnh đạo này đã có chuyến thị sát con tàu bí mật từ hồi đầu năm.

 	Bởi trước đó, ngày 24/3/2013, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA đưa tin ông Kim Jong Un thị sát đơn vị bộ đội 1501 và thăm nom công tác chế tạo một loại khí tài quân sự mới mà nước này vừa tự nghiên cứu thành công.

Bởi trước đó, ngày 24/3/2013, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA đưa tin ông Kim Jong Un tới thị sát đơn vị bộ đội 1501 và thăm nom công tác chế tạo một loại khí tài quân sự mới mà nước này vừa tự nghiên cứu thành công. Trong bức ảnh, nhà lãnh đạo Kim Jong Un chụp hình với một thiết bị lạ, trông giống như thiết bị quan sát mặt nước của con tàu. Cũng có nhiều người suy đoán đây là một bộ phận của loại vũ khí lazer mới.

 	Không có hình ảnh rõ ràng nào từ phía Triều Tiên về loại tàu mới của Bình Nhưỡng nhưng từ những ảnh bộ phận riêng lẻ, có thể bước đầu phán đoán rằng loại tàu mới này khá nhỏ, thậm chí chỉ có thể là một loại tàu tuần tra.

Truyền thông Triều Tiên không công bố loại tàu chiến của mình là gì, cũng không có hình ảnh rõ ràng nào về loại tàu mới của Bình Nhưỡng nhưng từ những ảnh bộ phận riêng lẻ, có thể bước đầu phán đoán rằng loại tàu mới này khá nhỏ, thậm chí chỉ có thể là một loại tàu tuần tra. Trong khi đó, một số nhà phân tích cho rằng chiếc tàu chiến này thực ra là một chiếc tàu bán ngầm và lần cải tiến này của Triều Tiên là nâng cao tốc độ và khả năng tàng hình của các tàu bán ngầm của nước này.

 	Tàu bán ngầm là loại vũ khí đặc biệt mà hải quân quân đội Triều Tiên chế tạo được trong suốt quá trình phát triển quân sự của mình. Một nửa thân của nó chìm dưới nước, chỉ lộ ra phần đỉnh của đài quan sát. Loại tàu này có thiết kế thân tàu kiểu đường vân cong tốc độ cao. Kích cỡ tàu khá nhỏ lại dẹt nên nó có ưu thế về tốc độ trên biển. Loại tàu bán ngầm này rất khó bị phát hiện. (Trong ảnh là một chiếc tàu bán ngầm của Triều Tiên bị quân đội Hàn Quốc bắt giữ)

Tàu bán ngầm là loại vũ khí đặc biệt mà hải quân quân đội Triều Tiên chế tạo được trong suốt quá trình phát triển quân sự của mình. Một nửa thân của nó chìm dưới nước, chỉ lộ ra phần đỉnh của đài quan sát. Loại tàu này có thiết kế thân tàu kiểu đường vân cong tốc độ cao. Kích cỡ tàu khá nhỏ lại dẹt nên nó có ưu thế về tốc độ trên biển. Loại tàu bán ngầm này rất khó bị phát hiện. (Trong ảnh là một chiếc tàu bán ngầm của Triều Tiên bị quân đội Hàn Quốc bắt giữ)

 	Thế giới từ sớm đã có tìm hiểu về loại tàu này của Triều Tiên. Sự kiện đầu tiên xảy ra trên bờ biển Busan ngày 2/12/1983 . Sau khi có được hành tung của tàu bán ngầm Triều Tiên thông qua các nguồn tin tình báo, Hàn Quốc đã phục kích và bắt được một chiếc tàu này cùng đặc công đang làm nhiệm vụ xâm nhập. Chính phủ Hàn Quốc sau đó công bố rằng các binh sĩ canh gác đã phát hiện ra con tàu và bắt giữ được nó sau nhều giờ chiến đấu dữ dội. Đây là một bài học đắt giá của Triều Tiên, còn con tàu hiện được trưng bày ngay trước cửa bảo tàng chiến tranh Seoul.

Thế giới từ sớm đã có tìm hiểu về loại tàu này của Triều Tiên. Sự kiện đầu tiên xảy ra trên bờ biển Busan ngày 2/12/1983 . Sau khi có được hành tung của tàu bán ngầm Triều Tiên thông qua các nguồn tin tình báo, Hàn Quốc đã phục kích và bắt được một chiếc tàu này cùng đặc công đang làm nhiệm vụ xâm nhập. Chính phủ Hàn Quốc sau đó công bố rằng các binh sĩ canh gác đã phát hiện ra con tàu và bắt giữ được nó sau nhều giờ chiến đấu dữ dội. Đây là một bài học đắt giá của Triều Tiên, còn con tàu hiện được trưng bày ngay trước cửa bảo tàng chiến tranh Seoul.

 	30 năm kể từ sau khi tự chế tạo được tàu hộ vệ lớp Najin, Triều Tiên không sản xuất thêm được mẫu tàu chiến trên biển nào khác. Ngoài nguyên nhân về kinh tế còn có lí do về hạn chế kĩ thuật. Đối mặt với các tàu chiến hiện đại của Mỹ Hàn, Triều Tiên không có khả năng và không đủ tài chính để chế tạo các loại tàu chiến lớn cùng đọ sức.

30 năm kể từ sau khi tự chế tạo được tàu hộ vệ lớp Najin, Triều Tiên không sản xuất thêm được mẫu tàu chiến trên biển nào khác. Ngoài nguyên nhân về kinh tế còn có lí do về hạn chế kĩ thuật. Đối mặt với các tàu chiến hiện đại của Mỹ-Hàn, Triều Tiên không có khả năng và không đủ tài chính để chế tạo các loại tàu chiến lớn cùng đọ sức.

 	Trong trường hợp nổ ra chiến tranh trên biển, các chiến thuật hải quân truyền thống không đủ sức chống lại liên quân Mỹ - Hàn. Triều Tiên lựa chọn lối phát triển các loại tàu hạm và tàu ngầm nhỏ tốc độ cao, có khả năng ẩn mình và hoả lực mạnh. Sử dụng chiến thuật xâm nhập du kích, phá hoại các thế trận của đối phương là điều mà Triều Tiên nhắm đến.

Trong trường hợp nổ ra chiến tranh trên biển, các chiến thuật hải quân truyền thống không đủ sức chống lại liên quân Mỹ - Hàn. Triều Tiên lựa chọn lối phát triển các loại tàu hạm và tàu ngầm nhỏ tốc độ cao, có khả năng ẩn mình và hoả lực mạnh. Sử dụng chiến thuật xâm nhập du kích, phá hoại các thế trận của đối phương là điều mà Triều Tiên nhắm đến.

 	Triều Tiên không tiết lộ về tính năng cũng như tham số của con tàu mới nhưng qua quan sát, có thể thấy nó có đầu chữ V có khả năng chịu sóng tốt với hướng di chuyển ổn định và tốc độ cao. Cùng với phần vỏ nhẵn nhụi và trần thấp, có khả năng ẩn mình rất tốt.

Triều Tiên không tiết lộ về tính năng cũng như tham số của con tàu mới nhưng qua quan sát, có thể thấy nó có đầu chữ V có khả năng chịu sóng tốt với hướng di chuyển ổn định và tốc độ cao. Cùng với phần vỏ nhẵn nhụi và trần thấp, có khả năng ẩn mình rất tốt.

 	Từ góc độ này có thể thấy đuôi của tàu chiến này có 2 ống hoả tiễn 24, cùng 1 hệ thống phòng không hạm đối không. Nhiều ý kiến cho rằng đây là sản phẩm mô phỏng theo tên lửa phòng không SA-16.

Từ góc độ này có thể thấy ở đuôi tàu có 2 hệ thống phóng rocket đa nòng 107 mm 24 nòng, cùng 1 hệ thống tên lửa phòng không. Nhiều ý kiến cho rằng đây là sản phẩm mô phỏng theo tên lửa phòng không SA-16.

 	Trên tàu có một hệ thống pháo AK-630 6 nòng đạn 30cm, 2 khẩu 7.62mm 6 nòng. Tăng cường hoả lực đồng nghĩa với việc giảm khả năng ẩn mình của con tàu này. Pháo ak-630 thường được lắp trên tấm chắn, nhưng tàu này lại lắp nó rất cao, thậm chí che chắn tầm nhìn của thuỷ thủ.

Trên tàu có một hệ thống pháo hạm AK-630, 2 khẩu súng máy 7.62mm. Tờ China News nhận định việc tăng cường hoả lực đồng nghĩa với việc giảm khả năng ẩn mình của con tàu này. Pháo AK-630 thường được lắp trên tấm chắn, nhưng tàu này lại lắp nó rất cao, thậm chí che chắn tầm nhìn của thuỷ thủ.

 	Góc trên bên trái cho thấy một hệ thống hoả tiễn 24 khác cũng được lắp đặt, như vậy tàu có tổng cộng 3 hệ thống hoả tiễn 107mm 24 nòng với hoả lực rất mạnh.

Góc trên bên trái cho thấy một hệ thống phóng rocket đa nòng cũng được lắp đặt.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại