S-300, S-400 dưới góc nhìn chuyên gia quân sự Phương Tây

Sự phát triển các tổ hợp tên lửa S-300 và hậu duệ đã làm thay đổi cán cân lực lượng tấn công và phòng ngự hiện nay.

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ tàng hình các máy bay chiến đấu bắt nguồn từ sự phát triển mạnh mẽ của các loại tên lửa phòng không mà thể hiện rõ nét nhất là tổ hợp tên lửa S-75 Dvina trong cuộc đối đầu với các máy bay Mỹ hiện đại trên chiến trường Việt Nam.

Công nghệ tàng hình được phát triển nhằm che giấu hoặc giảm thiểu đến tối đa tín hiệu các máy bay trên màn hình radar tên lửa. Những sản phẩm tiên tiến của công nghệ này là các máy bay F-22, B-2, F-35.

Song song với công nghệ tàng hình là sự phát triển các tổ hợp tên lửa nhằm ngăn chặn các đòn tiến công đường không quy mô lớn, sử dụng các phương tiện bay hiện đại.

Đó là các tổ hợp tên lửa đó là S-300, S-350E "Vityaz'", S-400 và gần đây nhất là S-500. Liệu các siêu phẩm công nghệ như F-22 có tránh được các đòn trừng phạt của các tổ hợp tên lửa?

Giáo sư tiến sĩ Carlo Kopp, nhà phân tích quân sự rất uy tín (đồng thời cũng là một phi công quân sự chuyên nghiệp) với những nghiên cứu của mình về các phương tiện tác chiến đường không cũng như các loại vũ khí, khí tài phòng không, đã đưa ra những phân tích và nhận xét của mình về các loại vũ khí này.

 Tiến sĩ Carlo Kopp nhà phân tích quân sự Úc
Tiến sĩ Carlo Kopp, nhà phân tích quân sự Úc

Các loại máy bay chiến đấu hiện đại, đối thủ của tên lửa phòng không F-15, F-16 và F/A-18, cũng như thế hệ máy bay tiên tiến Joint Strike Fighter, hoàn toàn không có cơ hội thoát khỏi những đòn đánh chặn của hệ thống phòng không Nga. Nguyên nhân là các loại vũ khí, khí tài phòng không đã tích hợp các kinh nghiệm thu được trong các cuộc chiến tranh Iraq 1991, Serbia 1999 của Mỹ và khối NATO.

Sau cuộc chiến tranh Việt Nam, từ kinh nghiệm chiến trường, các nhà khoa học Xô viết đã phát minh, sáng tạo và hoàn thiện công nghệ chế tạo các hệ thống radar phòng không, tên lửa phòng không, các tổ hợp phóng cơ động.

Ví dụ như đài radar chỉ thị mục tiêu và dẫn đạn 5N63 cho tổ hợp tên lửa phòng không S-300P, hệ thống phóng lạnh cho các tên lửa phòng không có điều khiển 5V55/48N6/9М82, radar cảnh báo sớm 5N64/64N6. Cũng từ năm 1991, các nhà thiết kế tài năng Nga đã làm quen với các công nghệ mà họ không thể truy cập trong thời gian Chiến tranh lạnh.

Hiện nay hệ thống vũ khí của Nga hoàn toàn gần gũi với các loại vũ khí tương tự ở phương Tây và cùng làm việc trên các chíp vi xử lý tương đương. Rất nhiều các nhà phân tích phương Tây bị bất ngờ, khi tập đoàn "Agat" Nga thông báo đang sử dụng các bộ vi xử lý của công ty Texas Instruments Mỹ trong các đầu tự dẫn tên lửa phòng không có điều khiển và tên lửa không đối không. Các bộ vi xử lý nay cũng được các nhà sản xuất phương Tây chế tạo tên lửa.

 Tổ hợp tên lửa phòng không
Tổ hợp tên lửa phòng không "Antey-2500"

Sự kiện tiêu diệt hoàn toàn hệ thống phòng không Iraq là điều kiện cho các kỹ sư Nga nghiên cứu kỹ yếu tố thành công của quân đội đồng minh và những điểm yếu trong công nghệ quân sự cấp chiến lược. Hiện nay nguy hiểm nhất là các tên lửa phòng không tầm xa 48N6Е2/Е3 và 40N6 do có thể tiêu diệt mục tiêu cự ly dài như các hệ thống đài radar, hệ thống trinh sát điện tử và chỉ thị mục tiêu, các máy bay phát xung gây nhiễu điện tử chống tên lửa.

Điều đó khiến cho không quân sẽ phải tác chiến mù với radar đối phương. Các loại radar mảng pha phát xung với công suất và liên tục thay đổi dải tần hầu như đã vô hiệu hóa các hệ thống gây nhiễu trên máy bay phương Tây.

Nghiên cứu cho thấy, các tổ hợp tên lửa cơ động như "Favorit", "Triumph", "Antey-2500" hệ thống bảo vệ có thể làm mất tác dụng các tên lửa chống radar và các bom điều khiển, đồng thời các tổ hợp tên lửa tầm trung và tên lửa pháo tự động phòng không tầm thấp như "Tor-M2E" và "Pantsir-C1" hình thành vành đai phòng thủ chống chế áp phòng không tầm xa và tầm trung.

 Tổ hợp S – 400
Tổ hợp S – 400 "Triumph"

Các đài radar của Nga hầu hết là các radar tần số thấp và radar thụ động phát hiện mục tiêu đã tạo lên không gian trong suốt. Mặc dù các radar phổ thông này không có hiệu quả cao với F-22 và B-2 nhưng hoàn toàn có thể phát hiện F-35, các máy bay thế hệ 4++ và dẫn tên lửa tiêu diệt mục tiêu.

Ngoại trừ B-2 và F-22 vốn có số lượng ít và giá thành cao, hầu như tất cả các loại máy bay hiện nay của Mỹ và NATO đều có thể coi là đã lỗi thời so với "Favorit", "Triumph" cũng như các loại radar và các hệ thống phòng vệ của các tổ hợp tên lửa này. Sự phát triển các tổ hợp tên lửa S–300 và hậu duệ đã làm thay đổi cán cân lực lượng tấn công và phòng ngự hiện nay.

Hiện nay, tổ hợp tên lửa S-400 "Triumph" đang được trang bị rộng trong lực lượng phòng không Nga, thay thế dần tổ hợp tên lửa S-300. Hơn thế nữa "Triumph" cũng được đưa vào danh sách xuất khẩu vũ khí cho các nước đồng minh của Nga.

Từ góc nhìn của phương Tây, việc đưa vào xuất khẩu tổ hợp "Triumph" là vấn đề có tính chiến lược. Các nước như Iran hoặc Velezuela nếu nhập khẩu được S-400 sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng ưu thế vượt trội quân sự phương Tây.

Xuất khẩu S-400 cho Belarusia có thể rất tốt từ quan điểm thương mại, nhưng sẽ ảnh hưởng xấu đến quan hệ giữa Moscow với EU, do S-400, triển khai dọc biên giới với các nước châu Âu, sẽ che phủ một nửa lãnh thổ của Ba Lan và không cho không quân Ba Lan có đủ tự tin sử dụng vùng trời của họ. Những hành động như vậy có thể được coi là khiêu khích và bất ổn cho khu vực.

Nga có xuất khẩu S–400 hay không, phụ thuộc trước hết vào dự báo hậu quả. Ví dụ bàn giao S–300 cho Síp đã hình thành bất ổn chính trị trong khu vực biển Aegean. Những hậu quả tương tự có thể xảy ra ở bất cứ khu vực nào trên thế giới nếu xuất khẩu S-400. Đây thực sự là vũ khí phòng không mang tầm chiến lược, có thể vô hiệu hóa bất cứ lực lượng tác chiến đường không nào, bao gồm cả B-2 và F-22 .

Hiện nay có 3 nước công bố có máy bay tàng hình thế hệ thứ 5, trong đó có Nga và Trung Quốc . Có thể dự đoán tính năng kỹ chiến thuật của T–50 hơn kém một chút so với F-22 và F-35. Nhưng J- 20 và J- 31 nếu nhìn từ phía bên ngoài thì có tính năng tàng hình tương tự như F-35, do dự án được mật hóa tối đa nên khả năng thực tế của J–20 và 31 rất khó xác định.

Hiệu quả tác chiến của máy bay trong vùng phòng không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố quan trọng như radar, tên lửa, tốc độ và khả năng cơ động, lượng dầu dự trữ và công nghệ tàng hình. Hầu như tất cả các máy bay của châu Âu hiện nay đều có thông số kỹ chiến thuật thấp hơn so với Su-35 hoặc MiG-35 của Nga, do đó, khả năng sống còn trong một trận tấn công đường không có sự tham gia của S-300 hầu như bằng không. Ngoại trừ trường hợp tấn công ồ ạt trên quy mô lớn với một nước có tiềm lực vũ khí phòng không yếu.

Trong hơn 30 năm phát triển tên lửa phòng không chiến trường. Bắt đầu từ năm 1991, nước Nga tiếp cận với cộng nghệ thông tin từ phương Tây và sử dụng rất tốt những thành quả của CNTT trong phát triển vũ khí phòng không. S-300, S-400 và thế hệ tiếp theo của nó là S-500 là những giải pháp phòng không đầy sáng tạo trong khoa học công nghệ quân sự.

Trong nhiều năm tiếp theo, hệ thống tên lửa phòng không S-300, S-350E "Vityaz", S-400 hoàn toàn có thể tiêu diệt hầu hết các phương tiện bay được biên chế trong lực lượng không quân các nước trên thế giới.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại