Phải chăng đã đến thời của máy bay tàng hình giá rẻ?

Những chiếc tiêm kích thế hệ 5 tối tân liệu có phù hợp với điều kiện ngân sách hạn hẹp và xu hướng cắt giảm chi tiêu quốc phòng đang rất phổ biến hiện nay?

F-35 chậm trễ và tăng giá

Thời nay, với máy bay thế hệ 5 - yêu cầu của nhiều quốc gia là đơn giá không quá 150 triệu USD/chiếc. Trong khi đó giá trung bình cộng của F-35 (3 phiên bản A, B, C) năm 2014 là 200 triệu USD, đồng thời nước nào có thể khẳng định sẽ được Mỹ chấp nhận bán cho loại máy bay này?

F-35 là sản phẩm của dự án "Máy bay chiến đấu hạng nhẹ đáp ứng nhu cầu chung" (Common Affordable Lightweight Fighter). Dù “đáp ứng nhu cầu” là điều khó xác định, F-35 là minh chứng rõ ràng cho thấy việc phát triển một máy bay chiến đấu hiện đại khó mà "rẻ” được! Từ phác thảo khái niệm đến lúc có máy bay đi vào phục vụ mất chừng 20 năm. Vậy thì duy trì “tính đáp ứng” đó thế nào khi nhu cầu có thể thay đổi trong 20 năm đã qua?

Tiêm kích F-35 hiện đại nhưng ngoài tầm với của nhiều nước, họ cần những máy bay tốt mà lại rẻ hơn.

Hai giải pháp tiết kiệm chi phí

Giải pháp đầu tiên là nâng cấp những hệ thống hàng không hiện có. Nâng cấp thường dễ dàng hơn và có chi phí thấp hơn chế tạo mới. Những hệ thống hàng không chế tạo những năm 1970 có nhiều điểm tương đồng với các hệ thống hiện đại (như tốc độ tối đa, tầm hoạt động, khả năng linh hoạt ở tốc độ thấp, khả năng tương thích về vũ khí), nhưng thua kém tính an toàn, tốn thời gian và chi phí bảo dưỡng hơn, chưa kể còn thua về khả năng tàng hình. Không quân nhiều quốc gia đang bắt đầu chế tạo những mẫu máy bay mới có tính năng cao hơn trên cơ sở tham khảo các loại đã thành danh như F-16Su-27.

Dự án chế tạo máy bay thế hệ mới có yếu tố tàng hình của Thổ Nhĩ Kỳ.

Giải pháp thứ hai là mua máy bay chiến đấu hạng nhẹ mới. Saab JAS-39 Gripen hiện có thể coi là tiêm kích hạng nhẹ tốt nhất thế giới. Các loại khác trong phân khúc này có thể kể đến Tejas của Ấn Độ - loại máy bay có quá trình chế tạo bị trì hoãn nhiều lần, và JF-17 Thunder - sản phẩm hợp tác Trung Quốc-Pakistan. Thật dễ dàng chê bai Tejas nếu nhìn vào nguồn gốc của nó, trong khi loại tiêm kích hạng nhẹ này xét theo rất nhiều tiêu chí hầu như không hề kém cạnh Gripen. Tejas rõ ràng là một thành tựu về công nghệ của Ấn Độ. Khó tin rằng tới năm 2040, Thụy Điển vẫn giữ được ưu thế về công nghệ hàng không đối với Ấn Độ.

Một chiếc Saab Grippen NG Thụy Điển xuất khẩu cho Brazil.

Ngoài ra còn có MiG RAC - sản phẩm của nhà thiết kế MiG - loại máy bay gọn nhẹ hơn PAK FA thế hệ 5 sắp đi vào sản xuất loạt - đây có thể là một hệ thống hàng không đáp ứng được nhu cầu của nhiều nước.

Bài học của Châu Âu

Để duy trì một hệ thống vũ khí hàng không ít tốn kém nhưng đáp ứng nhiều nhiệm vụ, có nhiều điều còn phải học hỏi. Điều đầu tiên là tránh những hợp tác có quá nhiều quốc gia vì sẽ khiến sản phẩm có ít phiên bản, làm tăng đáng kể chi phí của dự án chế tạo. Bên cạnh đó, hợp tác càng ít quốc gia thì sẽ càng tiết kiệm được thời gian, thời gian 20 năm thường thấy của nhiều dự án hợp tác chế tạo máy bay đa quốc gia là quá dài.

Đáng buồn là châu Âu dường như không học được bài học nào. Chậm trễ trong việc hợp tác chế tạo một loại máy bay tàng hình của riêng mình dẫn tới hậu quả các nước châu Âu đã lần lượt bỏ cuộc và phải phụ thuộc vào F-35 của Mỹ.

Máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 Sukhoi PAK FA giá rẻ hơn nếu so với F-35.

Vì sao T-50 là đối thủ nặng ký của F-22? (Phim tài liệu do hãng tin RT của Nga đăng tải)

Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại