Trong đợt bắn thử này, ngoài Osa còn có các hệ thống phòng không khác là S-300 và S-400 cũng được thử lửa.
Được biết, Osa chính là hệ thống phòng không khiến Nga phải đau đầu khi tham gia chiến dịch quân sự tại Syria bởi lực lượng IS cũng từng sở hữu loại vũ khí nguy hiểm này.
Tuy nhiên, hôm 15/10, Thiếu tướng Igor Konaskenkov, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga cho biết một chiến đấu cơ Su-34 của nước này đã tiêu diệt hoàn toàn một tổ hợp tên lửa đất đối không Osa của IS.
Trang mạng quốc phòng Réseau International nhận định đây là một tổ hợp vũ khí cực kỳ nguy hiểm đối với các chiến đấu cơ Nga tại Syria bởi tính cơ động và chính xác của nó.
Với tầm bắn lên đến 12km, phạm vi radar 175 - 240km, độ nguy hiểm của tổ hợp tên lửa này vượt xa loại tên lửa vác vai Stinger của Mỹ.
Trước đó trong một đoạn video tuyên truyền do phiến quân IS tung ra cho thấy khoảnh khắc một trực thăng Mi-8 của quân đội Syria nhờ may mắn mới thoát khỏi một tên lửa được khai hỏa từ tổ hợp 9K33 Osa.
9K33 Osa (NATO định danh SA-8 Gecko) là tổ hợp tên lửa đất đối không chiến thuật tầm thấp, có độ cơ động rất cao, được Viện nghiên cứu NII-20, Liên Xô, phát triển, chế tạo để trang bị cho Hồng quân.
Trong khi, nguồn tin Bộ Quốc phòng Nga cho hay vào cuối những năm 80, Nga bàn giao cho Jordan, nước láng giềng của Syria, 48 tổ hợp 9K33 Osa cùng 1.450 tên lửa 9K33M theo một thỏa thuận mua bán vũ khí.
Ngoài ra, tờ Bild am Sonntag dẫn nguồn tin từ Cơ quan tình báo đối ngoại Đức (BND) chỉ rõ, IS có thể đang sở hữu nhiều loại tên lửa vác vai như: Igla (Nga), FN-6 (Trung Quốc) và một số tên lửa thế hệ cũ do Mỹ sản xuất.
Ngoài tên lửa phòng không vác vai, trong các cuộc chiến với Quân đội Chính phủ Syria, IS đã thu được khá nhiều loại pháo phòng không và súng máy hạng nặng.
Các loại pháo này đã được IS cơ giới hóa bằng cách lắp đặt trên các loại xe bán tải, xe tải thành các loại xe pick-up nhằm tăng tính cơ động khi tác chiến.
Các loại pháo đang có trong tay IS rất đa dạng, gồm pháo phòng không S-60 cỡ nòng 57mm, pháo 37mm 2 nòng, pháo ZU-23-2 hay thậm chí cả pháo phòng không tự hành ZSU-23-4.
Những hệ thống vũ khí IS hiện đang sở hữu, đặc biệt là tên lửa Igla từng chứng minh sự nguy hiểm của mình trong thực chiến.
Với khả năng của tên lửa Igla, nguy cơ với dàn chiến đấu cơ Nga đang thực hiện không kích IS tại Syria hoàn toàn có thể bởi trước khi Nga không kích IS tại Syria, tổ chức này đã khẳng định bắn hạ được một số máy bay của Quân đội Syria và Iraq.
Nếu những thông tin này là chính xác thì IS đang sở hữu dàn vũ khí cực kỳ nguy hiểm có nguồn gốc từ Nga - những vũ khí này có thể khiến chính người Nga phải "hối tiếc", Bild am Sonntag nhận định.
Video Nga phóng tên lửa Osa cùng S-300 và S-400: