Phòng không của Liên quân quá kém, bị Israel đè bẹp dễ dàng!

Đại tá Trần Danh Bảng |

Không quân Israel đã làm thế nào để có thể tiêu diệt hoàn toàn lực lượng không quân Ai Cập trong hai giờ đầu, mà đối phương không có cơ may phản ứng?

Kỳ 1: Israel: Tả xung hữu đột, đánh sập không quân 4 nước!

Mở rộng lãnh thổ gấp 3,5 lần

Ngày đầu tiên, Israel chỉ sử dụng không quân, sau đó bắt đầu dùng xe tăng tiến chiếm bán đảo Sinai. Ngày thứ hai, Israel tấn công tiêu diệt lực lượng thiết giáp của Ai Cập và chiếm được Sham El-Sheikh. Địa danh này kiểm soát cửa biển Tiran.

Trên mặt trận phía đông, Quân đội Israel ào ạt tràn sang Bờ Tây sông Jordan, chiếm thành phố Nablus và chuẩn bị tiến vào khu đông Jerusalem. Cùng lúc cánh quân Israel ở phía bắc tiến vào cao nguyên Golan.

 
đại tá trần danh bảng
 

Như đã nói, Israel đạt được ưu thế tuyệt đối trên không, ngay sau đó thể chuyển sang yểm trợ trực tiếp các lực lượng mặt đất.

Quân đoàn viễn chinh Ai Cập ở Sinai, dù có quân số tới 100.000 người, nhưng đã thất thủ trước các đơn vị tăng thiết giáp Israel và bỏ lại trên chiến trường toàn bộ hệ thống vũ khí mới, bao gồm cả xe tăng và thiết bị điện tử vừa nhận được từ Liên Xô.

Cũng phải thôi, khi đó, binh lính Ai Cập nhận được lệnh phải vứt bỏ vũ khí hạng nặng để rút lui nhanh chóng.

Có tài liệu mô tả thảm cảnh bại trận: “Đến ngày thứ ba, Israel chiếm trọn thành phố Jerusalem. Quân đội Ai Cập ở mặt trận này tan rã từng mảng, hàng trăm binh sĩ bị lạc giữa sa mạc mênh mông và nhiều người phải bỏ xác vì đói khát.


Biên đội máy bay tiêm kích Mirage-III của Không quân Israel.

Biên đội máy bay tiêm kích Mirage-III của Không quân Israel.

Trong các ngày thứ tư, thứ năm và thứ sáu của cuộc chiến, Quân đội Israel tập trung vào mặt trận Golan. Họ đã chiếm được cao nguyên chiến lược này mặc dù bị tổn thất khá nặng nề vì sự chống trả quyết liệt của quân đội Syria.

Điều này gây nên sự hoảng loạn cho Quân đội Ai Cập, họ tháo chạy vội vã, bị giết, bị thương và bị bắt làm tù binh rất nhiều. Đến cuối ngày này, Israel chiếm toàn bộ Dải Gaza và đẩy phần còn lại của quân đội Ai Cập đến vịnh Suez.

Chiến thắng ròn rã, Israel điều quân đến vùng Bờ Tây và Jerusalem để giao chiến với quân Jordani. Đến chiều ngày 6.6, Israel đã chiếm thành phố Hebron và Bethlehem.

Trong ngày này, Quân đội Syria phản công tại cao nguyên Golan. Sau khi nã pháo dồn dập, họ tiến công vào biên giới Israel nhưng bị quân biên phòng Israel đẩy lùi.

Trong một động thái khác, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhóm họp gấp, Mỹ đề nghị lập lại hòa bình khẩn cấp và quân đội các nước quay về lại vị trí trước khi chiến tranh xảy ra. Tuy nhiên, Liên Xô vẫn hy vọng quân Ả-rập có thể trụ được nên phủ quyết đề nghị này.

Bước sang ngày thứ ba của cuộc chiến, Israel hầu như đánh bại quân Ai Cập ở bán đảo Sinai, chiếm thành phố cảng Sharm el-Sheikh và tiến vào vùng vịnh Suez, đường dẫn đến Cairo bị bỏ ngỏ. Trong khi đó quân đội Jordani bị đánh bật khỏi Jaricho.

Sự kiện chính trong ngày này là quân đội đồn trú ở Jerusalem đầu hàng và Israel chiếm giữ Núi Thánh, nơi thiêng liêng của những người theo đạo Do Thái.

Ngày 8-6-1967, Quân đội Ai Cập thất thủ tại bán đảo Sinai, Cairo thừa nhận thất bại và chiều cùng ngày, thỏa thuận hòa bình, chấm dứt chiến tranh giữa Ai Cập - Israel có hiệu lực.

Thiệt hại của liên minh Ả-rập là 40.000 binh sĩ chết, bị thương và là các tù nhân chiến tranh; hơn 900 xe tăng, 1.000 khẩu pháo và hơn 400 máy bay mất sức chiến đấu ...

Isreel đã chinh phục cao nguyên Golan, bờ Tây sông Jordan và Đông Jerusalem, lãnh thổ mở rộng gấp 3,5 lần so với đường biên giới trước chiến tranh.


Dù được trang bị nhiều vũ khí thuộc loại hiện đại lúc bấy giờ, phòng không Ai Cập vẫn gần như bất lực. Ảnh: tên lửa S-75.

Dù được trang bị nhiều vũ khí thuộc loại hiện đại lúc bấy giờ, phòng không Ai Cập vẫn gần như bất lực. Ảnh: tên lửa S-75.

Vì sao nước nhỏ đè bẹp được 4 “láng giềng”?

Israel có chung biên giới với Liban ở phía bắc, Syria, Jordan và Bờ Tây ở phía đông, Ai Cập và Dải Gaza ở phía tây nam. Israel có đường bờ biển trông ra Địa Trung Hải ở phía tây và Vịnh Aqaba ở phía nam.

Tổng diện tích lãnh thổ Israel (không bao gồm những vùng đất Israel chiếm đóng) năm 1967 chỉ là 20.770 km².

Vậỵ mà không quân nước này đã tổ chức tấn công đường không thắng lợi, tạo bước đột phá chiến dịch cho bộ binh chiếm đóng nhiều vùng đất của láng giềng. Nguyên cớ nào để không quân nước này có thể làm được cuộc tấn công trong 6 ngày ngoạn mục dần dà được hé lộ.

Trên Tạp chí Hàng không vũ trụ - VKO (Nga), Đại tá Anatoly Sokolov, Học viện Bộ Tổng tham mưu và A. Khramchikhin Viện Phân tích chính trị và quân sự Viện Hàn lâm khoa học Nga trên “Russkaia Planeta” (Nga), đã rút ra điểm mạnh của Israel, cụ thể là:

"Chỉ huy Không quân Israel xác định chính xác các mục tiêu và phương thức hoạt động của các sân bay liên minh Ả Rập.

Họ chuẩn bị cẩn thận và kỹ lưỡng từ dự kiến đường bay, cách xâm nhập ở từng hướng, từng độ cao (rất thấp), thực hiện nghi binh đối phương, chế áp từ đầu các trận địa phòng không và chọn thời điểm bất ngờ tấn công rất hiểm hóc".

Không quân nước này đã sử dụng tối đa khả năng chiến đấu của các máy bay và vũ khí, chuẩn bị tốt công tác chỉ huy tham mưu, dẫn đường, phi công, đảm bảo kỹ thuật, vũ khí hàng không, thông tin liên lạc... để duy trì được tần suất bay chiến đấu rất cao.

Người Israel đã không đánh sớm các đài radar, có lý do để tạo sự bất ngờ. Đúng 7h45 phút, hầu hết các trạm radar mới bị tấn công và bị đánh hỏng gần hết. Nhiều trạm rơi vào vùng hoạt động hiệu quả của thiết bị điện tử Israel, bị gây nhiễu nặng.

Hơn nữa, trong và sau cuộc tấn công đầu tiên, các điện đài viên người Israel nói tốt tiếng Ả Rập, đã “phát vào thệ thống liên lạc vô tuyến” của lực lượng phòng không Ai Cập những mệnh lệnh sai, gây hoang báo, làm mất hiệu lực mệnh lệnh thực.

Nhờ đó, họ đã làm Bộ chỉ huy Phòng không Ai Cập rối loạn nghiêm trọng.


Các máy bay ném bom Tu-16 của Không quân Ai Cập bị tiêu diệt ngay từ cuộc không kích đầu tiên.

Các máy bay ném bom Tu-16 của Không quân Ai Cập bị tiêu diệt ngay từ cuộc không kích đầu tiên.

Israel đã làm thế nào để có thể tiêu diệt hoàn toàn lực lượng không quân Ai Cập trong 2 giờ đầu, mà Ai Cập không có cơ may phản ứng?

Victor Tkachev, Đại tá, giảng viên cao cấp Học viện Quân sự của Bộ Tổng Tham mưu Không quân Nga, trong bài viết trên tạp chí VKO - 2014 cho biết:

"Sau khi các bức ảnh trinh sát được giải đoán, người Israel đã thành công trong việc phân biệt máy bay thật với các mô hình giả dạng, mà người Ai Cập dựng lên nhằm đánh lạc hướng các phi công Israel".

Không ảnh trinh sát trên không của Israel từ trước đó đã chụp rõ việc bố trí các phi đội máy bay, các trận địa phòng không. Họ còn phân ra khu vực giám sát tốt và vùng mù của radar Ai cập.

Không quân Israel thậm chí đã lập đường bay rất thấp giữa và dưới các tòa tháp giáo đường của Cairo, vừa tránh được radar phát hiện, lại vừa gây được bất ngờ. Chứng tỏ trước đó phi công Israel bay tập trên sa bàn rất kỹ.

Israel không bao giờ tiết lộ kế hoạch các chiến dịch điện tử của mình. Khi tấn công, Không quân Israel mới sử dụng máy phát, tăng cường độ nhiễu mạnh mẽ.

Israel chú trọng truyền các tin giả, bóp méo tín hiệu radar, chế áp radar của liên quân Ả rập, coi đó như một mũi tiến công trong đối kháng điện tử.

Israel biết rõ tần số hoạt động radar chủ lực của Liên Xô. Kể cả các bảng tần dự bị, vì người Mỹ từng đối kháng có hiệu quả (ở Việt Nam) chống lại tổ hợp tên lửa S-75 và radar dẫn bắn SON của pháo 57mm cũng xuất xứ từ Liên Xô.

Máy gây nhiễu của họ đã nhắm vào, trùm phủ toàn bộ dải thông tần của nhiều loại radar, như dòng P-30, P-35, PRV-10 dẫn đường, P-12, P-15 cảnh giới từ xa, và SNR-75 cùng SON-9 là các radar dẫn bắn hỏa lực.

Các trạm gây nhiễu tạp (nhiễu tích cực) được lắp trên máy bay trực thăng, máy bay vận tải, máy bay ném bom phản lực nhẹ như "Vautour" của Israel.

Những máy bay này  đã lảng vảng trong khu vực từ 20 đến 40 km phía đông kênh đào Suez ở độ cao 3 đến 5.000 mét từ phút đầu chiến dịch oanh kích. Chúng còn bay song song khu vực của cảng Said, dọc kênh Suez.

Dải đất nằm cách kênh đào 35 km, độ cao 600 m so với mực nước biển có mặt phản xạ khá phẳng, rộng, cũng là nơi các “búp” sóng gây nhiễu lia tới phát huy tác dụng chế áp các radar dẫn bắn hỏa lực thường bố trí ở khu vực cao này.

Bằng thủ đoạn dụng đường bay từ hướng thứ yếu, thay vì bay thẳng đến mục tiêu, đợt tấn công đầu tiên của Israel đã bay trên vùng biển mở, cách xa bờ biển Ai Cập.

Sau đó, các chiến đấu cơ bất ngờ đổi hướng, hạ độ cao cực thấp “trên đỉnh sóng”, lao đến các sân bay Ai Cập từ phía tây. Hướng mà các loại hỏa lực phòng không Ai Cập không ngờ. Khi biết thì đã muộn!

Ban đầu Không quân Israel tấn công bất ngờ xuống căn cứ Tây-Cairo, tại sân bay này triển khai nhiều MiG-21 thuộc hệ thống phòng vệ Thủ đô Ai Cập, tại đó còn có “mồi béo” là các máy bay ném bom hạng nặng Tu-16.

Để thực hiện được các thủ đoan nêu trên, các phi công Israel được đào tạo và huấn luyện rất tốt, rất chuyên nghiệp; hệ thống chỉ huy không quân hoàn thiện đã khiến lực lượng liên minh Ả-rập bị sốc nặng ngay sau thất bại ngày đầu tiên.

Một tài liệu khác đã tổng kết, khái quát những nhân tố góp vào chiến thắng chớp nhoáng của Israel bao gồm:

"Một là việc không quân Israel làm chủ bầu trời; hai là quyết tâm áp dụng kế hoạch tấn công đầy sáng tạo; thứ ba là hàng loạt sai lầm mang tính chiến lược từ phía chỉ huy Ai Cập và thứ tư là tinh thần chiến đấu kém của binh sỹ Ai Cập".


Binh sĩ Israel canh gác những người lính Ai Cập bị bắt làm tù binh.

Binh sĩ Israel canh gác những người lính Ai Cập bị bắt làm tù binh.

Về phía liên minh, điển hình là Ai Cập, có các sân bay rất yếu trong phòng tránh, sơ tán. Không có sân bay nào được trang bị “vòm” hay công sự bong-ke bọc thép, thậm chí chỉ cần bằng đất để bảo vệ máy bay.

Trên các hình ảnh sau này cho thấy, từng hàng MiG-21 phơi lưng tại các bãi đậu. Hệ thống các trận địa phòng không dự phòng không được tạo ra từ trước, thiết bị ngụy trang coi như không có gì… ngoại trừ một ít mô hình máy bay giả.

Các tiểu đoàn tên lửa chủ lực S-75 thường triển khai nguyên ở vị trí ban đầu, hầu như không thay đổi, lưu chuyển. Gần thành phố Port Said, Ismailia và Suez có tới 7 trận địa mà Israel đã luôn nắm rõ nhờ liên tục trinh sát, chụp không ảnh.

Khả năng cơ động của tên lửa SAM và pháo tự hành ZSU-23-4 "Shilka" không được áp dụng. Nói chung, các biện pháp cần thiết để đảm bảo sự tồn tại của các nhóm phòng không quá kém.

Còn một yếu tố nữa thuộc giới lãnh đạo Ai Cập. Sau đòn không kích đầu tiên, các chỉ huy cao nhất rơi vào tình trạng hoảng loạn. Các mệnh lệnh đưa ra không có hiệu lực, do thời cơ chống trả đã mất và năng lực chống trả đã cạn.

Đánh bại Không quân Ai Cập nhanh chóng là nhân tố quyết định chiến thắng của Israel trên các mặt trận khác. Cuộc chiến tranh 6 ngày tạo chiến thắng rực rỡ của quân đội Israel. Trong đó tập kích đường không đã làm nên thời cơ lớn.

Những bài học từ 6 ngày đáng ghi nhớ này, Không quân Israel đã mang vào áp dụng khá thành công trong cuộc “chiến tranh tiêu hao” từ 1967 đến 1970 chống Ai Cập

Kể cả khi Liên (năm 1970) mang máy bay MiG-21 hiện đại hơn cùng các phi công giỏi và tên lửa phòng không S-125 đời mới vào Ai Cập trực tiếp tham chiến thì Không quân Israel vẫn liên tục làm mưa làm gió.

Điều đáng nói lúc này Không quân Israel đã trang bị thêm dòng máy bay F-4, một chiến đấu cơ mạnh nhất lúc bấy giờ, cùng nhiều phương tiện gây nhiễu tiên tiến.

(Hết)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại