Nga cản trở siêu tên lửa BrahMos 'xuất ngoại'?

Tuân Việt |

(Soha.vn) - Hiện đại và “vô đối”, song BrahMos lại gặp nhiều rào cản trên con đường xuất khẩu sang các quốc gia khác trên thế giới.

Giám đốc điều hành Liên doanh Nga-Ấn BrahMos Aerospace A. Sivathanu Pillai nói với các phóng viên rằng 14 quốc gia đã bày tỏ quan tâm đến việc mua các biến thể khác nhau của tên lửa BrahMos. Tuy nhiên, sẽ không dễ dàng để loại tên lửa hành trình siêu âm duy nhất của thế giới này “xuất ngoại”, vì nó sẽ phải đối mặt với nhiều trở ngại trong con đường đi của mình để được “nếm” hương vị thành công.

Nga cản trở việc ‘xuất ngoại’ của siêu tên lửa BrahMos?
 

Hàng Nga rẻ hơn

Một trong những rào cản lớn nhất đối với BrahMos Aerospace để chuyển thành các đơn đặt hàng đó là tên lửa hành trình chống hạm giá rẻ P-800 Oniks (Yakhont). Được biết tên lửa BrahMos được phát triển dựa trên dựa trên tên lửa P-800 Oniks có tầm bắn 300 km. Nga đã trở lại các cuộc đàm phán cửa với nhiều khách hàng tiềm năng của tên lửa BrahMos để thu hút họ mua tên lửa P-800 Oniks do một mình Nga phát triển.

BrahMos có tính năng kỹ thuật vượt trội hơn Yakhont ở khả năng tàng hình, độ chính xác, khả năng chuyển hướng và khả năng cơ động ở tốc độ siêu âm để đánh chặn các mục tiêu di động. Theo Pillai, BrahMos là “vô đối” trước các hệ thống chống tên lửa hiện đại của đối phương trong vòng 20 năm tới, nhưng chính điều này làm cho giá trị nó trở nên cao hơn rất nhiều và đây cũng chính là rào cản mà không phải quốc gia thèm muốn BrahMos cũng vượt qua được.

	Tên lửa diệt hạm Yakhont của Nga.

Tên lửa diệt hạm Yakhont của Nga.

Sự chẫm trễ trong chính sách quốc phòng của Ấn Độ

Ấn Độ hiện vẫn chưa có chính sách xuất khẩu vũ khí rõ ràng, dẫn đến sự chậm trễ trong việc làm thủ tục để thu hút khách hàng tiềm năng. Chính việc giải quyết các thủ tục từ quá nhiều ban ngành và quá rườm rà đã dẫn đến sự chậm trễ trong việc “xuất ngoại” của BrahMos .

Quá tải trong dây chuyền sản xuất

Đơn đặt hàng từ 3 lực lượng chính của quân đội Ấn Độ đã dẫn đến sự “ùn tắc” trong việc hoàn thiện và tiếp tục phát triển các phiên bản mới của BrahMos. Các dây chuyền sản xuất của BrahMos Aerospace đang rất bận rộn với các đơn đặt hàng mới của quân đội Ấn Độ, và sẽ mất khoảng vài năm nữa công ty mới hoàn thành được các đơn đặt hàng này trước khi nó có thể được xuất khẩu.

Đấy là còn chưa kể tới việc nếu đưa vào sản xuất biến thể tên lửa BrahMos trang bị cho tàu ngầm, thì điều này sẽ khiến BrahMos Aerospace ngày càng bận hơn và có thể phải tới cuối thập kỷ này mới hoàn thành tất cả các đơn đặt hàng của quân đội Ấn Độ.

Nga đang hài lòng với Yankhont

Mặc dù BrahMos Aerospace là một liên doanh giữa Nga và Ấn Độ, song cho đến nay, Nga vẫn chưa đưa tên lửa BrahMos vào trang bị trong lực lượng vũ trang và không có yêu cầu cụ thể nào cho tên lửa hành trình siêu âm BrahMos, bởi Nga đang quá hài lòng với tên lửa hiện tại P-800 Oniks của mình.

BrahMos là loại tên lửa hành trình siêu thanh ứng dụng công nghệ tàng hình có thể phóng từ tàu, tàu ngầm, máy bay hay các trạm phóng lưu động trên mặt đất. Tên lửa được phát triển dựa trên sự hợp tác nghiên cứu giữa công ty Mashinostroeyenia của Nga và tổ chức nghiên cứu & phát triển quốc phòng Ấn Độ với dự án BrahMos Aerospace.

	Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos - biến thể phóng từ trên không.

Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos - biến thể phóng từ trên không.

Tên BrahMos là tên viết tắt của hai con sông: Brahmaputra của Ấn Độ và Moskva của Nga. Loại tên lửa này có vận tốc 2,5 đến 2,8 Mach, nhanh hơn 3,5 lần so với tên lửa hành trình Harpoon của Hoa Kỳ vốn bay dưới tốc độ âm thanh.

Brahmos Aerospace đang phát triển 4 biến thể BrahMos để triển khai trên mặt đất, tàu nổi, máy bay và tàu ngầm. Loại tên lửa này đã được biên chế vào hải quân Ấn Độ và gắn trên các loại tàu như tuần dương hạm lớp Talwar và tuần dương hạm lớp Shivalik. Biến thể Brahmos phóng từ mặt đất trên các bệ phóng di động cũng đã được đưa vào hoạt động trong Lục quân Ấn Độ.

Trong tháng 3 năm nay, Ấn Độ đã thử nghiệm thành công phiên bản phóng từ tàu ngầm của tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos, đưa Ấn Độ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới có tên lửa siêu thanh phóng từ tàu ngầm.

	BrahMos trang bị trên Su-30MKI.

BrahMos trang bị trên Su-30MKI.

Tên lửa được phóng từ một bệ ngầm dưới nước tại vịnh Bengal của Ấn Độ. Sau đó, tên lửa đã đạt tới tầm bắn 290 km.

Các cuộc thử nghiệm phiên bản phóng từ máy bay của tên lửa này đã hoàn thành vào cuối năm 2012. Không quân Ấn Độ dự định sẽ trang bị tên lửa BrahMos cho 40 máy chiến đấu Su-30MKI Flanker-H.

Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về email: tientruonghuong@vccorp.vn. Trân trọng!

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại