Thông tin này được trang Lenta dẫn nguồn tin Hải quân Nga đăng tải. Theo đó, tên lửa bị rò rỉ nhiên liệu khi đang bốc dỡ là loại R-29R (NATO gọi là SS-N-18).
Trong khi đó, theo những hình ảnh được trang tin địa phương Kam24.ru đăng các bức ảnh cho thấy khói màu vàng đã bốc lên khi cần cẩu đưa tên lửa lên bờ, ngay lập tức các đơn vị đặc biệt đã phun nước và chất hóa học để xử lý.
Thời gian xảy ra tai nạn vào lúc 18h ngày 20/8 (giờ địa phương). Trong cả đêm 20 đến sáng 21/8, việc đo lường không khí, nước cho thấy không có hóa chất độc cũng như phóng xạ lan tỏa. Trong khi đó, chính quyền địa phương yêu cầu người dân quanh khu vực này đóng cửa và không rời khỏi nhà. R-29R là tên lửa đạn đạo phóng ngầm liên lục địa đầu tiên của Liên Xô, 2 tầng đẩy, 1 đầu đạn. R-29 đạt tầm bắn 7.500km (gấp 3 lần R-27) và khả năng tải 1,1 tấn trong khi trọng lượng chỉ 33,3 tấn.
Với R-29R, các tàu ngầm Liên Xô có thể thực hiện các vụ tấn công vào lãnh thổ đối phương trong khi vẫn trong vùng biển được bảo vệ bởi hệ thống phòng không và chống ngầm của bên mình. Để đảm bảo độ chính xác cho tên lửa có tầm bắn lớn, R-29R bộ thiết bị dẫn đường tích hợp: dẫn đường quán tính và dẫn đường thiên văn. Được biết, từ khi Liên Xô tan rã đến nay, nhiệm vụ bảo dưỡng, nâng cấp và kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu của những tên lửa này Nga đều mời các chuyên gia Ukraine thực hiện.
Việc xác nhận tình trạng kỹ thuật này rất quan trọng vì những tên lửa R-29R đã có hàng chục năm tuổi và sắp hết thời gian sử dụng. Mặc dù Nga vẫn có thể tự mình thực hiện việc kiểm tra thường kì, nhưng sẽ mất thời gian hơn khi không có các đồng nghiệp người Ukraine tham gia. Đây cũng chính là điểm mấu chốt trong mối quan hệ bấy lâu nay giữa Nga và Ukraine, khi các nhà máy của Ukraine đảm nhiệm vai trò đảm bảo kỹ thuật cho các tên lửa của Nga sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh cho tới nay. Và phía Nga hoàn toàn phụ thuộc vào hệ thống các nhà công nghiệp hàng không vũ trụ của Ukraine trong quá trình bảo dưỡng duy trì các tên lửa của mình. Ngoài việc bảo dưỡng và nâng cấp, theo một số nguồn tin quân sự, hơn một nửa linh kiện trên các tên lửa liên lục địa của Nga có nguồn gốc từ Ukraine. Những tên lửa này chứa hơn 80% số đầu đạn hạt nhân của Nga.
Những bộ phận thiết yếu bao gồm hệ thống điều khiển và dẫn đường, đặc biệt là cho mẫu tên lửa liên lục địa của Nga, RS-20B (NATO gọi là SS-18 Satan) và R-29R (NATO gọi là SS-N-18). Hệ thống dẫn đường của nó được sản xuất tại nhà máy Khatron ở thành phố Kharkov, Ukraine. |
Nga báo động vì tên lửa Ukraine bảo dưỡng rò nhiên liệu
Một quả tên lửa R-29R đã bất ngờ rò rỉ nhiên liệu khi bốc dỡ vào chiều 20/8 tại Kamchatka, Nga khiến khu vực này phải đặt trong tình trạng báo động.
Theo
Báo Đất Việt
Copy link
Link bài gốc
Lấy link