Trong khi số lượng những tên lửa này có thể không tăng nhiều trong vài năm gần đây (được cho là khoảng 1.600 tên lửa), Bắc Kinh đang cho ra mắt những loại tên lửa mới có tầm bắn xa hơn, độ chính xác cao hơn và có khả năng mang nhiều đầu đạn.
“Họ (Trung Quốc) đã đưa ra một lực lượng lớn, đa dạng các loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn với năng lực tăng cường, nhất là những tên lửa có tầm bắn tới Đài Loan” – Phó giáo sư Andrew Erickson tại Đại học US Naval War College và chuyên gia khoa học – chính trị cấp cao Michael Chase tại tổ chức tư vấn RAND đã viết như vậy trong bản báo cáo của mình.
Được đăng trên tạp chí National Interest tháng này, bản báo cáo tranh luận rằng những nỗ lực của Trung Quốc nhằm làm suy yếu sự kiểm soát của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang làm tăng khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng mà có thể buộc Mỹ phải vào cuộc, bằng cách thách thức mức độ tin cậy của khả năng răn đe mở rộng do Mỹ cung cấp.
“Để vừa ngăn chặn hành vi tiêu cực của Trung Quốc trong khu vực quan trọng nhưng bất ổn, vừa tránh tình trạng leo thang nguy hiểm, Washington phải hiểu rõ hơn về công cụ răn đe tối thượng của Trung Quốc: đó là Quân đoàn pháo binh số 2 (PLASAF) – lực lượng kiểm soát toàn bộ tên lửa đạn đạo thông thường và hạt nhân trên bộ, cũng như các tên lửa hành trình tấn công mặt đất” – Bản báo cáo viết.
Theo Erickson và Chase, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và ngân sách quốc phòng được đầu tư lớn cho phép Trung Quốc triển khai nhiều khả năng quân sự khủng khiếp hơn.
Bắc Kinh muốn vận dụng những khả năng của mình để tăng sự chi phối trong các tranh chấp liên quan tới các đảo và các hoạt động can thiệp hàng hải “trong trường hợp xảy ra xung đột với một trong những nước láng giềng”.
Chương trình phát triển tên lửa đạn đạo của PLASAF đã cho ra đời các tên lửa có tầm bắn xa hơn, độ chính xác cao hơn, tăng tải trọng để nâng cấp kho vũ khí hiện tại.
“Lực lượng tên lửa Trung Quốc đã triển khai một loạt các hệ thống, trong đó có tên lửa đạn đạo tầm ngắn nhắm vào Đài Loan, các loại tên lửa tầm trung di động trang bị đầu đạn thông thường để răn đe trong khu vực và các hoạt động tấn công thông thường, các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa di động, trang bị đầu đạn hạt nhân để phục vụ mục đích răn đe chiến lược” – Bản báo cáo viết.
Theo bản báo cáo, để tăng tầm ảnh hưởng của mình trong những tuyên bố chủ quyền trên biển và các vùng lãnh thổ tranh chấp, Trung Quốc đã phát triển và triển khai lực lượng tên lửa đạn đạo hàng đầu thế giới.
Bản báo cáo nhận định, lực lượng tên lửa Trung Quốc có khả năng hỗ trợ một loạt các chiến dịch khác nhau nhằm vào Đài Loan.
Bản báo cáo trích dẫn một nhận định trước đó của Bộ Quốc phòng Mỹ rằng Trung Quốc hiện tại chưa thể triển khai một chiến dịch phong tỏa quân sự toàn diện, đặc biệt là nếu một lực lượng hải quân lớn can thiệp, tuy nhiên, khả năng này của Trung Quốc sẽ “được cải thiện đáng kể” trong vòng 10 năm tới.
Tên lửa DF-15C Trung Quốc
Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA