Giới chức quân đội Mỹ cho biết, họ đã rút tàu sân bay USS Theodore Roosevelt, với 5.000 thuỷ thủ, 65 máy bay chiến đấu về để bảo trì. Hàng không mẫu hạm này chính thức rời vịnh vào khoảng 23hET ngày 8.10.
Biện pháp tạm thời là kết quả của việc cắt giảm ngân sách bắt buộc.
Sự thiếu vắng hiện diện của Mỹ ở vùng Vịnh diễn ra đúng vào thời điểm Nga gia tăng không kích vào các mục tiêu của IS ở Syria.
"Với sự có mặt của Nga, thì sự thiếu vắng tàu sân bay Mỹ khiến dư luận chú ý" - Peter Daly, đô đốc hải quân về hưu, CEO của Viện Hải quân Mỹ, nhận xét.
"Điều quan trọng nhất cần có một tàu sân bay là để đáp ứng cho những gì bạn không biết sẽ xảy ra tiếp theo" - ông Daly nói với NBC News.
Điều này đặc biệt quan trọng trong thời gian đỉnh điểm của các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan, khi Hải quân Mỹ thường xuyên có 2 tàu sân bay trong khu vực.
Máy bay chiến đấu có thể bay bào vùng chiến sự và đóng vai trò biểu dương lực lượng với Iran và các nước khác trong bối cảnh căng thẳng kéo dài.
USS Theodore Roosevelt là tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân, có vai trò trung tâm trong cuộc chiến chống IS ở Iraq và Syria từ tháng 8.2014, khi liên minh do Mỹ dẫn đầu bắt đầu ném bom vào các mục tiêu của IS.
"Không có tàu sân bay sẽ gây tổn hại đến khả năng chiến đấu của chúng tôi ở đó" - Đô đốc John Richardson cho biết trong một cuộc điều trần tại Uỷ ban Quân vụ Thượng viện Mỹ.
Hồi tháng 6, tờ Navy Times cho biết, USS Harry S.Truman, đóng tại Norfolk, Virginia, dự kiến sẽ tiếp quản khu vực.
Tờ báo nhận xét, việc rút USS Theodore Roosevelt về chứng tỏ Hải quân Mỹ đang cố gắng hạn chế các đợt triển khai dài ngày, vì không chỉ phá hỏng tàu, mà còn gây hiện thại về tinh thần cho các thủy thủ.