Mỹ mở đấu thầu phát triển thế hệ trực thăng chiến đấu mới

Quân đội Mỹ đã xác định 4 nhà cung cấp đấu thầu các hạng mục thiết kế, chế tạo thế hệ máy bay trực thăng tiếp theo dự kiến sẽ ra mắt vào năm 2030, các quan chức nước này cho biết.

 

Hợp đồng này sẽ là bước đi mới nhất trong lộ trình kéo dài nhiều năm của chương trình thiết kế máy bay trực thăng đa năng mới của Quân đội Mỹ: Joint Multi-Role Technology Demonstrator (JMR TD). Đây là nỗ lực của Cục Khoa học và Công nghệ Quân đội Mỹ để cho ra đời một thế hệ máy bay trực thăng chiến đấu mới.

Quân đội Mỹ có kế hoạch ra mắt 2 máy bay trực thăng JMR vào năm 2017. Các yêu cầu chi tiết của loại trực thăng thế hệ mới vẫn đang được làm rõ. Tuy nhiên, một số dấu hiệu ban đầu cho thấy đấy là loại trực thăng tốc độ cao, có thể di chuyển với tốc độ từ 300 – 550 km/h, trong điều kiện nhiệt độ dưới -35 độ C và độ cao trên 1800m.

Các quan chức quân đội Mỹ muốn có một thế hệ máy bay trực thăng tốc độ nhanh, tiết kiệm nhiên liệu và có khả năng đảm nhiệm một khu vực hoạt động rộng lớn hơn. Điều này sẽ làm tăng khả năng chiến đấu và cải thiện thời gian cho các hoạt động giải cứu và sơ tán y tế.

Một máy bay trực thăng nhanh hơn sẽ làm giảm nhu cầu cho các vị trí tiếp nhiên liệu và cung cấp cho các đội quân tiến hành nhiệm vụ dài hơi hơn hoặc mở rộng hơn. Một phần lớn của sự thúc đẩy là tạo nên một máy bay trực thăng mới có thể đạt đến tốc độ siêu cao trong khi vẫn duy trì khả năng di chuyển.

Cho đến nay, Mỹ đã chi khoảng 20 triệu USD cho các nỗ lực cải tiến thế hệ máy bay trực thăng. Kế hoạch chi tiêu dự tính lên đến 217 triệu USD cho chương trình thiết kế máy bay trực thăng đa năng mới và 70 triệu USD cho các thiết bị công nghệ mang tính sứ mệnh như phần mềm, thiết bị điện tử và cảm biến.

Giai đoạn tiếp theo này của chương trình là tiến hành phân tích các hồ sơ thầu của 4 nhà thầu thương mại. Các chuyên gia chính phủ và các nhà nghiên cứu đang xem xét các thông số do nhà thầu đưa ra về một chiếc máy bay trực thăng tiềm năng trong tương lai.

Giai đoạn II của chương trình JMR là tập trung vào xác định “hệ thống nhiệm vụ” về cảm biến cơ bản, hệ thống điện tử và các thiết bị điện tử khác được thiết kế để hỗ trợ cho nền tảng này. “Nếu chúng ta đang nói về một chiếc trực thăng của năm 2034, chúng tôi sẽ không muốn lựa chọn radio, hệ thống định vị, vũ khí và các bộ cảm biến được công bố trong năm nay. Bởi vì chúng ta đang nói về tương lai của 20 năm sau”, một quan chức quân đội Mỹ cho biết.

Cuối cùng, các vấn đề cơ bản của hệ thống nhiệm vụ sẽ bao gồm các cảm biến, GPS, dẫn đường quán tính và đồ họa hiển thị bản đồ di chuyển. Cảm biến trên máy bay sẽ hỗ trợ giám sát và nhắm mục tiêu, giúp tránh các va chạm thông qua một công nghê gọi là “kiểm soát chuyến bay trong địa hình”. Ngoài ra, hệ thống nhiệm vụ của máy bay sẽ giúp may bay nhận biết về “môi trường quan sát bị suy giảm”.

Các quan chức của nhiệm vụ cho biết, mục tiêu cho giai đoạn II của chương trình JMR là kết nối các kỹ sư công nghệ với nhau và với các hoạt động được thiết lập. “Chúng tôi không muốn có một hệ thống điều khiển riêng biệt trong các trực thăng thế hệ mới. Chúng tôi muốn chúng được tích hợp”, một quan chức quân đội cho biết.

Năm ngoái, quân đội Mỹ được trao nhiệm vụ giao dịch và phân tích các gói thầu của các nhà cung cấp và nghiên cứu các lĩnh vực hệ thống nhiệm vụ cụ thể. Quân đội Mỹ đã thỏa thuận với Rockwell Collins cho hệ thống điện tử, Boeing cho công nghệ thông tin liên lạc điện tử hàng không, Honeywell cho các cảm biến và cảm biến nhiệt hạch, Lockheed Martin cho hệ thống cấu trúc điện tử, cảm biến và vũ khí, hãng máy bay Sikorsky cho khả năng sống sót và kỹ thuật để phân tích đánh giá khả năng sống sót.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại