Theo nguồn tin này, cuộc thử nghiệm này là bước tiến quan trọng đối với Trung Quốc. Sự kiện này cho thấy Bắc Kinh đang tiến tới việc phát triển hệ thống tên lửa DF-41 trên ray bên cạnh hệ thống phóng cơ động trên bánh lốp.
Thiết kế cơ động kiểu mới này cho bệ phóng tên lửa DF-41 của Trung Quốc là nhằm ngụy trang tốt hơn cho các cuộc tấn công phủ đầu nhằm vào lực lượng hạt nhân của nước này.
Theo tính toán của Washington Free Beacon, đoàn tàu tên lửa sẽ bao gồm các toa chở hệ thống phóng, một toa chỉ huy, và các toa chở hệ thống hỗ trợ - tất cả đều có bề ngoài như toa tàu chở khách thông thường.
Địa điểm tình báo Mỹ xác nhận Trung Quốc thử nghiệm tên lửa DF-41 trên ray.
Theo số liệu thống kê của báo Mỹ, tính đến thời điểm hiện tại Trung Quốc đã thử nghiệm thành công lần thứ 5 với tên lửa DF-41. Những lần trước đó được thực hiện vào các ngày 5/8/2015, tháng 7/2012, tháng 12/2013 và tháng 12/2014.
DF-41 là loại tên lửa ICBM thế hệ mới nhất của Trung Quốc có quỹ đạo bay rất phức tạp và đạt tầm bắn từ 12 - 14.000 km khiến Mỹ chưa thể tìm gia phương pháp đối phó.
Khi trả lời phỏng vấn của Washington Free Beacon, Karl Josef, cố vấn trưởng về lĩnh vực phòng không của nhà sản xuất vũ khí châu Âu MBDA, cho rằng: Việc đánh chặn tên lửa DF-41 trên không giống như việc sử dụng đạn súng trường để bắn trúng một viên đạn khác.
Chuyên gia này cho hay muốn đánh chặn tên lửa liên lục địa, điều Mỹ bắt buộc phải làm được là phát hiện sớm bằng các hệ thống trinh sát và radar.
"Tùy thuộc vào quỹ đạo bay, một tên lửa có thể chỉ mất khoảng 20 - 25 phút để phóng tấn công mục tiêu trên nước Mỹ khi được phóng đi từ châu Á", Karl nói.
"Hiện nay Mỹ bị nhiều mối đe dọa hạt nhân rất đáng sợ thậm chí mang tính sinh tồn hơn, mối đe dọa này sẽ làm cho hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ vốn yếu ớt lại càng yếu hơn.
Mỹ cần phải cải thiện khả năng phòng thủ, giống như Trung Quốc tiến hành nâng cấp hiện đại hóa để đối phó với lực lượng răn đe của Mỹ”, vị cố vấn này cho biết.
Ngoài ra, trong bản báo cáo hồi tháng 6/2014, Lầu Năm Góc đã đánh giá tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41 sử dụng nhiên liệu đẩy rắn có thể tấn công tới các mục tiêu tại lục địa nước Mỹ.
Hiện Bộ Quốc phòng Mỹ đã từ chối đưa ra ý kiến về vụ thử nghiệm DF-41 trên ray. “Mỹ yêu cầu Trung Quốc minh bạch hơn trong phương diện đầu tư và mục tiêu quốc phòng”, một đại diện của cơ quan báo chí Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết.