Mỹ cấp F-35I cho Israel - "Thuốc thử liều cao" với S-300 Iran

Thắng Nam |

Mỹ sẽ cung cấp máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 F-35I cho Israel vào năm 2016, trong bối cảnh Nga cũng sẽ bàn giao hệ thống phòng không tối tân S-300 cho Iran vào thời gian đó.

Mỹ ưu tiên cho Israel nhận F-35I đầu tiên

Ngày 23/4 vừa qua, phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm 67 năm “Ngày độc lập” của Israel, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cam kết trong năm 2016 sẽ cung cấp cho lực lượng không quân của nhà nước Do Thái các máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35A.

Theo các nguồn tin quốc phòng Mỹ, ngay từ tháng 8/2012, công ty Lockheed Martin đã nhận được hợp đồng trị giá 450 triệu USD, nghiên cứu biện pháp tích hợp những hệ thống bảo đảm và vũ khí do Israel tự nghiên cứu, chế tạo trên máy bay chiến đấu F-35A.

Mỹ sẽ ưu tiên cung cấp các máy bay chiến đấu tàng hình F-35 cho Israel
Mỹ sẽ ưu tiên cung cấp các máy bay chiến đấu tàng hình F-35 cho Israel

Mục đích của hợp đồng này là tích hợp những hệ thống điều khiển hỏa lực, liên kết dữ liệu, thiết bị thông tin lên chiếc F-35A của Mỹ, biến nó thành phiên bản F-35I của Israel.

Phiên bản F-35I có khả năng sử dụng các vũ khí do nước này tự nghiên cứu chế tạo, ví dụ như bom dẫn đường chính xác Spice-1000.

Ngoài ra, F-35I còn có thể phóng tất cả các loại tên lửa không đối không của Mỹ như tên lửa tầm trung tiên tiến AIM-120C, tên lửa tầm ngắn AIM-9X Block II phiên bản mới nhất, cùng với các tên lửa không đối không của Israel như Python-5 và Python-6.

Ngay từ tháng 7/2013, đại diện của Lockheed Martin cũng đã tiết lộ, mặc dù ký hợp đồng mua chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 F-35 muộn hơn một số nước khác, nhưng Israel sẽ trở thành khách hàng quốc tế đầu tiên được tiếp nhận máy bay F-35 vào năm 2016.

Tên lửa không đối không thế hệ mới Python 5 của Israel
Tên lửa không đối không thế hệ mới Python 5 của Israel

Theo kế hoạch, một phi công Israel sẽ được điều động đến căn cứ không quân Eglin ở Florida vào đầu năm 2016. Anh ta sẽ tiếp nhận quá trình huấn luyện loại máy bay cất, hạ cánh trên đường băng thông thường (phiên bản không quân) F-35A tại căn cứ này.

Sau đó, chiếc F-35I đầu tiên (phiên bản F-35 xuất khẩu cho Israel sẽ thay chữ A bằng chữ I, giống như các loại máy bay khác, ví dụ như F-16I) sẽ được Mỹ bàn giao cho không quân Israel vào cuối năm 2016, dự kiến đầu năm 2017 nó sẽ đến Tel Avip.

Dự kiến F-35 sẽ được triển khai trong vòng 5 năm, lô tiêm kích F-35I đầu tiên (gồm 19 chiếc, trị giá 2,75 tỷ USD) sẽ được chế tạo trong khuôn khổ hợp đồng sản xuất lô nhỏ thứ 8~10 (LRIP 8~10), đến năm 2017 sẽ bàn giao toàn bộ cho không quân Israel.

Bom dẫn đường thông minh Spice-1000 của Israel
Bom dẫn đường thông minh Spice-1000 của Israel

Bước sang năm 2018, phi đội máy bay chiến đấu F-35I đầu tiên của không quân Israel sẽ hình thành.

Sau đó, thỏa thuận mua sắm loạt máy bay F-35I thuộc kế hoạch 5 năm tiếp theo mới được triển khai. Nếu thuận lợi, hợp đồng sẽ được ký kết ngay trong năm đó.

F-35I - Thuốc thử S-300 Nga cung cấp cho Iran

Tuyên bố trên của Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Nga Putin vừa ra lệnh hủy bỏ những hạn chế trong thương vụ xuất khẩu hệ thống phòng không tiên tiến S-300PMU2 cho Iran, những hệ thống đầu tiên có thể được bàn giao ngay trong năm tới.

Tuy nhiên, Hãng thông tấn Anh Reuters đã dẫn phát biểu “trấn an” của ông Biden rằng, tất cả các cuộc đàm phán hạt nhân với Iran đều sẽ xem xét đến vấn đề an ninh của Israel, Hoa Kỳ sẽ bảo đảm “ưu thế vượt trội” về vũ khí, trang bị của Israel đối với các đối thủ trong khu vực.

Phó Thổng thống Biden khẳng định với những người có mặt tại sự kiện rằng:

Vấn đề trọng tâm mà chính quyền của ông Obama đang hướng tới trong thỏa thuận hạt nhân với Tehran là việc bảo đảm an ninh của Israel sẽ được đặt lên hàng đầu, sau khi các lệnh cấm vận đối với Iran được dỡ bỏ.

Theo ông, hiệp định sẽ không được ký kết nếu Tehran không đồng ý với những cuộc kiểm tra quốc tế nghiêm ngặt về thực trạng nền công nghệ hạt nhân.

Và nếu Iran hành xử không đúng đắn, Mỹ bảo lưu quyền đưa ra những biện pháp cứng rắn nhất - vị Phó tổng thống Mỹ hứa hẹn.

Nga sẽ cung cấp các hệ thống phòng không tiên tiến S-300 cho Iran
Nga sẽ cung cấp các hệ thống phòng không tiên tiến S-300 cho Iran

Điều đáng chú ý là vị thế của Israel trong các khách hàng nước ngoài mua F-35. Trước Israel còn có 8 quốc gia đối tác hợp tác quốc tế của loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 này, hơn nữa Israel đưa ra yêu cầu mua sắm với Mỹ tương đối muộn,

Với tư cách là một trong những đối tác hợp tác nghiên cứu chế tạo và là đồng minh thân cận nhất của Mỹ, Anh vẫn phải nhận máy bay F-35 muộn hơn Israel. Việc Tel Avip vượt mặt tất cả các đối tác hợp tác quốc tế trong chương trình F-35 phản ánh rất nhiều thông điệp.

Trước hết, Mỹ bán máy bay F-35I đã tiếp tục phản ánh được chính sách Trung Đông mới của họ.

Những năm gần đây, vai trò ảnh hưởng của Mỹ ở Trung Đông đã suy yếu cùng với một loạt sự kiện. Trong tình hình này, chính sách Trung Đông mới của Mỹ nhận được sự quan tâm.

Mỹ dùng đãi ngộ ưu tiên nhất bán máy bay F-35 cho Israel, chính là muốn qua đó tuyên bố nội dung chính của chính sách Trung Đông mới của Mỹ.

Chính sách đó là chú trọng hơn tới vai trò về an ninh và sẽ không ngừng tăng cường quốc phòng cho của đồng minh truyền thống trong khu vực là Israel.

Thứ hai, bán máy bay chiến đấu F-35 cho Israel đánh dấu xu hướng răn đe lâu dài đối với các nước khác trong khu vực, đặc biệt là Iran.

Hiện nay, ngoài việc mua sắm các hệ thống S-300PMU2 của Nga, Iran còn ồ ạt phát triển lưới phòng không đa tầng, đa lớp, được coi là mạnh nhất Trung Đông, nhằm ngăn chặn âm mưu của Israel không kích phá hoại các cơ sở hạt nhân của mình.

Việc Mỹ bán máy bay F-35I cho Israel sẽ làm cho thực lực của không quân nước này không ngừng tăng lên, đủ khả năng áp chế Iran.

Điều này đã phản ánh đầy đủ chiến lược quân sự của Washington ở Trung Đông là kiên trì phương châm sử dụng thực lực quân sự, duy trì sự răn đe lâu dài đối với Tehran.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại