Mỹ bị ‘Vòm sắt’ của Israel đánh lừa?

Những tuyên bố của Israel về tính hiệu quả của hệ thống chống tên lửa "Vòm sắt" (Iron Dome) là một sự lừa gạt.

Đó là thông tin được chuyên gia an ninh quốc gia và công nghệ, ông Ted Postol thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Mỹ cho biết.

Hệ thống tên lửa Vòm sắt của Israel.

Trong một bài báo gửi cho Tập san của các nhà khoa học nguyên tử, ông Postol giải thích chi tiết về vấn đề này. Tuy nhiên, Quốc hội Mỹ dường như đã đồng ý mua hệ thống phòng không trên của Israel. Mới đây, sau thất bại của các cuộc đàm phán ngừng bắn giữa Israel và Hamas, một ủy ban Thượng viện đã bỏ phiếu thông qua khoản chi phí trị giá 351,9 triệu USD cho hệ thống “Vòm sắt” trong năm tới, gần gấp đôi số tiền mà Lầu Năm Góc ban đầu yêu cầu để mua loại vũ khí này, vốn là sự hợp tác chung giữa Tập đoàn Raytheon của Mỹ và nhà thầu quốc phòng Rafael, Israel.

"Chúng tôi đã nghiên cứu kỹ, đã nói chuyện với Lầu Năm Góc cũng như phía Israel, và chúng tôi tin, đặc biệt là tại đúng thời điểm này, đây là một chi phí hợp lý", Thượng nghị sĩ Dick Durbin, cho biết.

Hóa ra, một ứng dụng liên lạc cảnh báo thông minh đơn giản, cái gọi là ứng dụng “Màu đỏ” (Color Red), đang làm được nhiều việc và hiệu quả trong việc cứu sống người dân Israel hơn so với “Vòm sắt”. Color Red gần đây được kết hợp với Yo, một công cụ thông tin để đưa ra các cảnh báo thời gian thực của những tên lửa đang bay đến.

“Vòm sắt” hoạt động bằng cách bắn tên lửa đánh chặn những quả rocket của Hamas trong lúc đang bay, sử dụng radar theo dõi và định hướng. Nhưng việc theo dõi và định hướng này đang hoạt động không hiệu quả và đang điều khiển các tên lửa của "Vòm sắt" xuất kích không vào những điểm đánh chặn tối ưu. Nhưng đó không phải là vấn đề duy nhất. Các tên lửa đánh chặn của "Vòm sắt" không trực tiếp kích nổ nhiều như từng thấy mà đó là do sự kích nổ của Laser Fuse, một chùm tia (khu vực màu xanh trong biểu đồ) có khả năng phát hiện vị trí những quả rocket Grad của Hamas bắn vào Israel.

Biểu đồ cơ chế hoạt động của Laser Fuse và tên lửa của "Vòm sắt".

Tuy nhiên, tính toán của ông Postol cho thấy khi tốc độ của tên lửa Grad thay đổi ngoài 1.200 mét/giây, Fuse Laser không thể phát hiện ra những quả tên lửa này, do đó việc đánh chặn từ phía trước trở nên ít hiệu quả. Tổng cộng, "Vòm sắt" chỉ có thể đánh chặn 20% tên lửa Grad. "Nếu các tên lửa đánh chặn Iron Dome chạm vào phía sau của tên lửa của đối phương thì về cơ bản không ảnh hưởng đến kết quả của vụ tấn công, các mảnh của tên lửa sẽ rơi vào khu vực phòng thủ và đầu đạn gần như chắc chắn sẽ rơi xuống đất và nổ tung", ông Postol cho biết.

Theo ông Postol, với tỷ lệ đánh chặn thấp, tỷ lệ phá hủy đầu đạn hạn chế và các vấn đề thiếu sót về dữ liệu, tỷ lệ đánh chặn thành công thực tế của Vòm sắt rơi xuống mức "đau khổ": 5%.

Nếu Iron Dome thực sự là “vật vô dụng”, tại sao thương vong của Israel từ các cuộc tấn công tên lửa của Hamas lại rất thấp, chỉ có vài nạn nhân ở phía Israel? Ông Postol cho rằng đó là nhờ vào hệ thống cảnh báo sớm của Israel. Hệ thống này sẽ giúp cho phía Israel có ít nhất là 10 giây để tìm nơi trú ẩn trước khi tên lửa của đối phương phát nổ. Thời gian cảnh báo thực tế có thể lâu hơn.

Điều này cũng có nghĩa là có rất nhiều tên lửa đã rơi xuống lãnh thổ của Israel hơn so với những gì chính phủ nước này thừa nhận. Nhưng "người Israel không thể cung cấp bất kỳ bằng chứng nào về những thiệt hại khi mà họ đã tuyên bố tỷ lệ đánh chặn đáng ngạc nhiên".

Khi được hỏi liệu ông có tin chính phủ Israel đang cố tình có hành động gian lận đối với người Mỹ, chuyên gia Postol trả lời: "Họ đang lợi dụng thị hiếu của người Mỹ để ủng hộ cho họ ... Cuối cùng, đó là sự thiếu tôn trọng với người dân Mỹ”.

Vòm Sắt được thiết kế để chống lại tên lửa có tầm bắn từ 4-70 km. Mỗi khẩu đội gồm một radar đa mục tiêu do Israel sản xuất, cùng 3 bệ phóng, trong đó mỗi bệ phóng được trang bị 20 tên lửa đánh chặn mang tên Tamir. Mỗi tên lửa có giá khoảng 50.000 USD.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại