Hiện tại, Hàn Quốc và Singapore đang bày tỏ sự quan tâm đến việc mua các hệ thống tên lửa “Vòm sắt”. Trước đó, lục quân Mỹ đã cân nhắc mua hàng loạt tổ hợp tên lửa đánh chặn này để trang bị cho các đơn vị quân sự Mỹ đóng tại Iraq và Afghanistan.
The New York Times, số ra ngày 30/11/2012 đăng tải một bài phân tích khẳng định tính hiệu quả của hệ thống tên lửa “Vòm sắt”.
Tờ báo nhấn mạnh, tên lửa của Mỹ cần phải “cố gắng” nhiều hơn nữa mới có thể đạt được thành công như các tổ hợp tên lửa Iron Dome của Israel.
The New York Times, số ra ngày 30/11/2012 đăng tải một bài phân tích khẳng định tính hiệu quả của hệ thống tên lửa “Vòm sắt”.
Tờ báo nhấn mạnh, tên lửa của Mỹ cần phải “cố gắng” nhiều hơn nữa mới có thể đạt được thành công như các tổ hợp tên lửa Iron Dome của Israel.
Hệ thống tên lửa Iron Dome của Israel đang "thống trị" dải Gazza.
Trong quá trình hoạt động chống lại lực lượng Hamas và các chiến binh Palestine ở dải Gaza, tên lửa Iron Dome đã bắn hạ khoảng 400 tên lửa bay theo hướng các khu vực đông dân cư. Số tên lửa này chiếm khoảng 85% tổng số tên lửa có khả năng gây nguy hiểm.
Tổng cộng, trong quá trình hoạt động, Israel đã bắn hơn 1.400 quả đạn rocket để đánh chặn các tên lửa của đối phương, tuy nhiên hệ thống này "không chú ý" tới tên lửa bay theo hướng không phải là một mối đe dọa đối với cuộc sống của người dân.
Hệ thống tên lửa Iron Dome của Israel.
Iron Dome là tổ hợp phòng thủ tên lửa đánh chặn các loại tên lửa tầm ngắn, tầm trung, rocket và các loại đạn pháo cỡ lớn do tổ chức Hamas ở dải Gaza và Hezbollah ở vùng Đông Nam Lebanon bắn vào lãnh thổ Israel. Mỗi tiểu đoàn Iron Dome có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 150 km và ngăn chặn các loại tên lửa có tầm bắn từ 4 đến 70 km.
Tháng 3/2011, Lục quân Israel đã triển khai tổ hợp Iron Dome đầu tiên ở ngoại vi thành phố Beer Sheba phía Đông Nam Israel. Chỉ vài ngày sau khi triển khai, tổ hợp này đã đánh chặn thành công đạn rocket Grad phóng tới từ dải Gaza.
Tính tới thời điểm hiện tại, quân đội Israel đã triển khai ít nhất 3 tiểu đoàn Iron Dome dự kiến sẽ cần từ 15-20 tiểu đoàn tên lửa đánh chặn loại này để có thể bao quát toàn bộ lãnh thổ Israel.
Tháng 3/2011, Lục quân Israel đã triển khai tổ hợp Iron Dome đầu tiên ở ngoại vi thành phố Beer Sheba phía Đông Nam Israel. Chỉ vài ngày sau khi triển khai, tổ hợp này đã đánh chặn thành công đạn rocket Grad phóng tới từ dải Gaza.
Tính tới thời điểm hiện tại, quân đội Israel đã triển khai ít nhất 3 tiểu đoàn Iron Dome dự kiến sẽ cần từ 15-20 tiểu đoàn tên lửa đánh chặn loại này để có thể bao quát toàn bộ lãnh thổ Israel.
Iron Dome đang trở thành hang hot trên thị trường vũ khí.
Hệ thống tên lửa Iron Dome là một trong những thành phần của hệ hống phòng thủ 4 cấp Israel, thuộc “Kế hoạch phản ứng trước tình trạng khẩn cấp quốc gia” là hệ thống phòng thủ hiện đại nhất, có khả năng bảo vệ quốc gia trước các đòn tấn công bằng bất kỳ loại tên lửa nào.
Bộ Quốc phòng Israel tiết lộ, hệ thống phòng thủ tên lửa cấp 1 sẽ dựa trên hệ thống Arrow-3 hoặc Strela-3, có khả năng tiêu diệt các loại tên lửa tương tự tên lửa đạn đạo Shahab-3 của Iran ngoài bầu khí quyển Trái đất.
Vũ khí chính của hệ thống phòng thủ cấp 2 là hệ thống Arrow-2, có khả năng tiêu diệt tên lửa bên trong bầu khí quyển. Hệ thống phòng thủ thứ 3 chủ yếu là các loại tên lửa có thể vô hiệu hóa các loại đạn pháo tác chiến tầm xa cũng như tên lửa có cánh được phóng từ mặt đất hoặc trên biển.
Bộ Quốc phòng Israel tiết lộ, hệ thống phòng thủ tên lửa cấp 1 sẽ dựa trên hệ thống Arrow-3 hoặc Strela-3, có khả năng tiêu diệt các loại tên lửa tương tự tên lửa đạn đạo Shahab-3 của Iran ngoài bầu khí quyển Trái đất.
Vũ khí chính của hệ thống phòng thủ cấp 2 là hệ thống Arrow-2, có khả năng tiêu diệt tên lửa bên trong bầu khí quyển. Hệ thống phòng thủ thứ 3 chủ yếu là các loại tên lửa có thể vô hiệu hóa các loại đạn pháo tác chiến tầm xa cũng như tên lửa có cánh được phóng từ mặt đất hoặc trên biển.
"Vòm sắt" là một trong những thành phần của hệ hống phòng thủ đa cấp của Israel.
Hệ thống phòng thủ cấp 4 chính là hệ thống Iron Dome, có khả năng tiêu diệt các loại tên lửa tầm trung và tầm ngắn tương tự Qassam của Palestin và thậm chí là pháo phản lực loại Kachiusa.
Cơ cấu của mỗi tiểu đoàn Iron Dome gồm: một trạm radar đa nhiệm (phát hiện, theo dõi và dẫn bắn), trung tâm chỉ huy hỏa lực và 3 bệ phóng với 20 đạn tên lửa đánh chặn Tamir cho mỗi bệ.
Cơ cấu của mỗi tiểu đoàn Iron Dome gồm: một trạm radar đa nhiệm (phát hiện, theo dõi và dẫn bắn), trung tâm chỉ huy hỏa lực và 3 bệ phóng với 20 đạn tên lửa đánh chặn Tamir cho mỗi bệ.
Hệ thống radar hiện đại cảu Iron Dome.
Điểm đặc biệt của Iron Dome nằm ở việc, tổ hợp vũ khí này có thể tính toán ra điểm rơi của tên lửa mục tiêu. Nếu tên lửa mục tiêu không hướng vào các khu dân cư, Iron Dome sẽ không kích hoạt tên lửa đánh chặn.