Thông tin này được tờ Ma'ariv đăng tải cho biết, theo nguồn tin này Syria đã sở hữu các loại tên lửa chống hạm Yakhont do Nga chế tạo và rất có thể những tên lửa này đã lọt vào tay Hezbollah.
Vị đại diện này cũng đã liệt kê một loạt các mối đe dọa mà Israel có thể sẽ phải đối mặt trong tương lai, từ phong trào Hezbollah và Syria ở phía Bắc cho đến tổ chức khủng bố IS tự xưng và phong trào Hồi giáo Hamas đang kiểm soát Dải Gaza.
Trước đó, các thủ lĩnh của Hezbollah ngày 12/1 cũng đã tiết lộ rằng Nga đang cung cấp các loại vũ khí hiện đại cho phong trào này mà không có điều kiện ràng buộc nào.
Hiện Nga chưa có phản ứng chính thức nào về thông tin cáo buộc nói trên của một sỹ quan Hải quân Israel.
Nga thử nghiệm tên lửa Yakhont.
Nếu Hezbollah sở hữu tên lửa Yakhont là sự thực thì đây thực sự được coi là "mối họa kép" với Nhà nước Do Thái bởi trước đó chính quyền Iran xác nhận đã cung cấp cho phong trào Hồi giáo này một số lượng không xác định tên lửa đạn đạo Fateh-110.
Theo nguồn tin của Iran và Lebanon gần đây khẳng định rằng, nhóm Hồi giáo Hezbollah ở Lebanon được sự ủng hộ của Iran gần đây đã nhận được một số lượng nhỏ tên lửa đạn đạo tầm ngắn Fateh-110. Loại tên lửa mới đã được giới thiệu và đưa vào kho vũ khí của họ.
Chuẩn tướng Amir Ali Hajizadeh, Tư lệnh IRGC khẳng định trong một cuộc phỏng vấn: “Xét về khả năng các loại tên lửa này, ngay bây giờ họ có thể tấn công các mục tiêu ở phía Nam và phía Bắc vùng lãnh thổ bị chiếm đóng”.
Tên lửa Fateh-110 thế hệ thứ ba do Tổ chức công nghiệp không gian vũ trụ Bộ Quốc phòng Iran nghiên cứu và phát triển.
Các chuyên gia chế tạo vũ khí của Iran tiết lộ, nhìn bề ngoài thì Fateh-110 không khác gì nhiều so với các loại tên lửa thông thường, song nó lại được trang bị hệ thống dẫn đường và điều khiển rất hiện đại và thời gian chuẩn bị tác chiến đối với loại tên lửa này là rất ngắn.
Fateh-110 là tổ hợp hỏa tiễn chiến thuật-chiến dịch di động được trang bị nhiên liệu cứng một lớp có độ chính xác cao. Tên lửa dài gần 9 m, trọng lượng phóng 3.500 kg, tầm bắn từ 250 - 350 km và được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính hiện đại.
Fateh-110 sử dụng một tầng nhiên liệu rắn để đẩy nó lên cao với khả năng mang đầu đạn 450 - 500 kg thuốc nổ mạnh hay bom chùm. Phía trước của tên lửa có ba cánh hình tam giác và phía sau có bốn cánh để giữ ổn định.
Tên lửa có thể gắn trên ba hệ thống phóng di động. Thứ nhất là hệ thống giống S-75 Dvina, thứ hai là dùng chung với các tên lửa Zelzal và cuối cùng là hệ thống mới có tên Zolfaghar có thể chở được hai lửa.
Dù độ chính xác cụ thể của tên lửa này không được Iran tiết lộ, nhưng qua tuyên bố của Tehran có thể thấy, đây là loại tên lửa được trang bị công nghệ thế hệ mới rất hiện đại.
Vì vậy, với Israel, việc Iran chuyển giao các tên lửa cho Hezbollah được coi là “giới hạn đỏ” và Israel đang “bối rối” tìm cách đối phó.