Đối phó TQ, Nhật rót thêm gần 240 tỷ USD cho ngân sách QP

Tuân Việt |

(Soha.vn) - Nhật Bản có kế hoạch chi thêm gần 240 tỷ USD cho ngân sách quốc phòng trong 5 năm tiếp theo.

Đây là một phần nằm trong kế hoạch tăng cường quân sự để củng cố chủ quyền của Nhật Bản trong khu vực, đặc biệt là hỗ trợ chủ quyền lãnh thổ ở biển Hoa Đông, nơi mà Tokyo và Bắc Kinh đang tranh chấp quần đảo Senkaku (Điếu Ngư). Kế hoạch dự kiến sẽ được phê duyệt vào hôm nay (17/12) trong một cuộc họp nội các, cùng với bản hướng dẫn Chương trình Quốc phòng.

Tuyên bố mới đây của Bắc Kinh về Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông đã khiến Nhật Bản vô cùng quan ngại. Tokyo đã không ngừng tăng cường khả năng phòng không trên các khu vực chồng lấn với ADIZ của Trung Quốc. Nhật Bản hiện đang lên kế hoạch mua 3 máy bay không người lái Global Hawk RQ-4 tầm cao để tăng cường thông tin và khả năng giám sát trên khu vực. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng có kế hoạch xây dựng trạm Global Hawk tại căn cứ Naha trên đảo Okinawa, hoạt động cùng với máy bay cảnh báo sớm hiện đang giám sát trong khu vực.

 	UAV Global Hawk

UAV Global Hawk

Tuy nhiên, việc triển khai Global Hawk trên biển Hoa Đông có thể phải đối mặt với nhiều rủi ro đáng kể, vì vấp phải các biện pháp đối phó của Trung Quốc. Theo tờ Washington Times trích dẫn bản tin kỹ thuật hàng không vũ trụ Trung Quốc Electronic Warfare cho biết các biện pháp đối phó của Trung Quốc là gây nhiễu điện tử, phá vỡ kết nối giữ máy bay và các kênh kiểm soát, giả mạo tín hiệu GPS.

Một cuộc tấn công tấn công bằng tên lửa phòng không hoặc không đối không là có khả năng, nhưng trong tình hình hiện tại thì điều này khó xảy ra. Tuy nhiên, Trung Quốc có thể sử dụng một bộ phá sóng và tấn công mạng điều khiển để chiếm quyền kiểm soát hoặc tiêu diệt Global Hawk, tương tự như hành động mà Iran đã thực hiện khi bắn rơi một máy bay không người lái tàng hình RQ-170 Sentinel của CIA.

 	F-35

F-35

Việc mua lại các UAV Global Hawk là một phần trong kế hoạch “tích lũy quân sự” năm năm, đã được thông qua trong cuộc họp nội các tuần trước. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng có kế hoạch mở rộng khả năng phòng không của mình bằng cách tăng cường phạm vi và hiệu quả tuần tra chiến đấu trên không (CAP) với việc bổ sung thêm các máy bay tiếp liệu trên không. Hiện tại, CAP được thực hiện bởi các máy bay chiến đấu F-15J và F-2. Lực lượng tự vệ trên không Nhật Bản (JSDAF) hiện đang có bốn máy bay tiếp nhiên liệu trên không Boeing 767J.

Theo kế hoạch Nhật Bản đang muốn bổ sung 3 máy bay cho phi đội tiếp nhiên liệu trên không thứ hai. Thêm vào đó, ngân sách quốc phòng trong năm tới cũng sẽ dùng để mua 28 máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Lightning II cho JSDAF, và 4 máy bay cảnh báo sớm mới (Nhật Bản hiện đang có bốn máy bay cảnh báo sớm Boeing 767).

 	F-15J

F-15J

Bên cạnh việc củng cố sức mạnh không quân, Nhật Bản cũng có ý định tăng cường lực lượng hải quân của mình khi sẽ cho ra lò hai tàu khu trục Aegis mới (hiện tại bốn tàu đã được triển khai), được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo, và năm tàu ngầm mới. Hơn nữa, 3 tàu khu trục nhỏ, tốc độ cao, tối ưu hóa cho hoạt động trên các vùng biển nông cũng được nằm trong kế hoạch.

Thêm vào đó, một trong những thay đổi quan trọng nhất trong cơ cấu lực lượng quân đội Nhật Bản là sự chuyển đổi của trung đoàn bộ binh vào lực lượng đổ bộ, lần đầu tiên kể từ Thế chiến II. Kể từ khi Tokyo đưa quần đảo Senkaku vào thuộc sở hữu nhà nước từ tháng 9 năm 2012, các tàu của Trung Quốc đã nhiều lần xâm nhập vào lãnh hải xung quanh các hòn đảo của Nhật Bản, làm leo thang căng thẳng giữa hai nước. Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã quyết định thiết lập lực lượng đổ bộ, có khả năng lấy lại các hòn đảo trong trường hợp bị tấn công và chiếm đóng.

 	AAV-71

AAV-71

Lực lượng này được xem là cần thiết trong việc bảo vệ quần đảo Senkaku, cũng như các vùng lãnh thổ tranh chấp khác. Như vậy, với các lực lượng Hải quân và Thủy quân lục chiến, quân đội Nhật Bản sẽ bao gồm đầy đủ tất cả, bao gồm bộ binh, không quân, và lực lượng tự vệ hàng hải.

Hiện nay, Nhật Bản không có lực lượng cụ thể trong các nhiệm vụ đổ bộ, giống như thủy quân lục chiến vì các chính sách cấm vận. Kể từ năm 2012, khi Nhật Bản đã nới lỏng chính sách tự áp đặt này, một lực lượng đổ bộ được coi là cần thiết cho phép phản ứng nhanh trong trường hợp Trung Quốc quyết định chuyển vào tận các đảo tranh chấp.

Theo đó, Trung đoàn bộ binh phía tây (WAIR) đã được giao các nhiệm vụ đổ bộ. Quân đội Nhật Bản đã yêu cầu mua 6 xe đổ bộ hiện đại AAV-7A1 từ Mỹ, để trang bị cho một trung đội của WAIR. Kế hoạch mua mới sẽ tăng con số này lên 52 xe, cộng thêm 99 xe tấn công bọc thép bánh lốp (loại 8 × 8) để hình thành một lữ đoàn hàng hải.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại