Cuộc đua công nghệ từ X-47B của Mỹ

Thanh Giang |

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ luôn tìm cách khuyến khích ban lãnh đạo Bộ Quốc phòng Mỹ cân nhắc đến chiến tranh công nghệ cao với TQ và Nga.

The Financial Times ngày 7/2 dẫn nguồn tin từ Lầu Năm Góc Mỹ cho rằng, cần phải đầu tư nhiều nguồn lực công nghệ hơn để đối phó Trung Quốc và Nga.

Khi ghi chép đổi mới công nghệ nửa đầu thế kỷ này, các nhà sử học rất có thể sẽ đặc biệt quan tâm đến máy bay không người lái X-47B của Hải quân Mỹ.

Đối với giới lãnh đạo Lầu Năm Góc, những thành quả sáng tạo như máy bay không người lái X-47B là bộ phận gây chú ý nhất trong trào lưu công nghệ quân sự mới. Các quan chức hy vọng công nghệ quân sự mới có thể giúp Mỹ luôn dẫn trước Trung Quốc và Nga.

UAV X-47B có hai cánh gấp, phía trong có hai khoang vũ khí có khối lượng đến 2 tấn vũ khí. UAV có khả năng bay với tốc độ cực đại là 1.035 km/h trên cự ly bay đến 4000 km.

UAV X-47B chuẩn bị cất cánh bay đêm
UAV X-47B chuẩn bị cất cánh bay đêm

Theo đánh giá của đại diện Hải quân Mỹ, trong những ngày thử nghiệm, các UAV X-47B đã vượt qua các thử thách về tính năng điều khiển và khả năng cơ động trên boong tàu sân bay, cũng như thực hiện các bài tập hạ cánh trong điều kiện gió mạnh.

Tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter tuyên bố: “Chúng ta phải tiến hành chuẩn bị đối phó với những kẻ thù cao cấp”.

Sau khi trải qua 15 năm chiến tranh gian khổ ở Trung Đông, Lầu Năm Góc còn đang tiến hành chuẩn bị cho một thời đại mới, ông Carter định nghĩa nó là thời đại “cạnh tranh nước lớn”.

Là người tốt nghiệp chuyên ngành lịch sử thời Trung Cổ và vật lý học lý thuyết, ông Carter luôn tìm cách khuyến khích ban lãnh đạo Bộ Quốc phòng Mỹ cân nhắc đến chiến tranh công nghệ cao với Trung Quốc và Nga trong tương lai.

Ông cho rằng, chỉ có kiên trì ưu thế công nghệ của Mỹ mới có thể duy trì khả năng răn đe

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter

Trước đó, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Work hôm 22/6/2015 cũng cho biết trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường thách thức quân đội Mỹ trên không trung lẫn vũ trụ, Lầu Năm Góc cũng đang tìm kiếm những hệ thống và công nghệ mới nhằm đi trước đối thủ này.

Vì thế, ngay cả khi Mỹ vẫn đang duy trì mối quan hệ mang tính xây dựng với Trung Quốc thì Lầu Năm Góc cũng không thể xem nhẹ yếu tố cạnh tranh của mối quan hệ này, nhất là trong lĩnh vực quân sự.

Phát biểu trên của ông Work được đưa ra tại hội nghị Sáng kiến Nghiên cứu Vũ trụ Trung Quốc do Không quân Mỹ và Viện nghiên cứu RAND đồng tổ chức. Hội nghị này nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu của Mỹ đối với tham vọng vũ trụ của Trung Quốc.

Cũng theo ông Work, Mỹ đã duy trì ưu thế công nghệ trong suốt 25 năm qua, nhưng khoảng cách này đang dần thu hẹp.

Để đối phó, Bộ Quốc phòng Mỹ đang cho phát triển các công nghệ quân sự mới nhằm duy trì lợi thế và giảm chi phí tiến hành các cuộc tấn công đáp trả, như vũ khí năng lượng định hướng

Tuy nhiên, trong 10 năm qua, Trung Quốc và Nga đã tìm cách triệt tiêu các ưu thế trên của Mỹ.

Quan chức Mỹ cho biết, Bắc Kinh đầu tư lượng lớn tiền của cho nghiên cứu phát triển các loại tên lửa, giúp họ có năng lực tiềm tàng tiêu diệt hệ thống phòng thủ căn cứ quân sự do Mỹ thiết lập ở châu Á, đồng thời có thể làm cho tàu sân bay Mỹ ở khu vực này rơi vào nguy hiểm.

Hệ thống phòng không tiên tiến của Nga đã làm cho nước này có thể thiết lập “khu vực chống can dự” ở Syria như Tư lệnh chỉ huy cao nhất NATO, tướng Philip M. Breedlove đã nói, điều này sẽ khiến cho Quân đội Mỹ khó mà xâm nhập.

Hiện nay, rất nhiều công nghệ mới đến từ khu vực tư nhân – bất kể là máy bay không người lái, bộ cảm biến, máy quay (camera) hay khả năng tính toán.

Ứng dụng công nghệ thương mại cho thiết kế trang bị quân sự trở thành một thách thức lớn của Lầu Năm Góc.

Trung Quốc và Nga đang đầu tư mạnh tay trên phương diện công nghệ máy bay không người lái và các người máy khác. Vì vậy, ưu thế do Mỹ tạo ra có thể chỉ là nhất thời.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại