Chiếc máy bay do thám nhanh nhất thế giới

H.N |

SR-71 Blackbird là máy bay do thám nhanh nhất thế giới. Nó có thể bay cao gấp 3 lần máy bay thương mại, với tốc độ nhanh gấp 3 lần âm thanh. Trong suốt 30 năm phục vụ, kể cả hoạt động trên chiến trường, không một chiếc trinh sát cơ siêu tốc SR-71 nào bị bắn hạ.

Mẫu thử chiếc SR-71 Blackbird đầu tiên do quân đội Mỹ bí mật nghiên cứu và chế tạo ra đời năm 1964.

Chiếc máy bay do thám nhanh nhất thế giới này đã làm được những điều tưởng chừng không thể ở thời đó: bay nhanh gấp 3,2 lần tốc độ âm thanh ở độ cao 27.000m. Các phi công phải mặc bộ quần áo kháng áp đầy đủ như các phi hành gia.

Trong suốt sự nghiệp hơn 3 thập kỷ của mình, kết thúc vào ngày 9/10/1999, không có chiếc SR-71 nào bị đối phương bắn hạ. Nhiều loại hỏa tiễn của đối phương chỉ biết… ngửi khói chiếc SR-71!

SR-71 cũng khó bị phát hiện bởi radar do là máy bay đầu tiên ứng dụng công nghệ tàng hình. Một lớp sơn đặc biệt được sử dụng để sơn phủ cánh, đuôi và thân máy bay SR-71. Loại sơn này có chứa ferrite sắt, hấp thụ năng lượng sóng radar thay vì phản hồi trở lại.

Với diện tích phản xạ radar chỉ tương đương với một chiếc máy bay hạng nhẹ cỡ nhỏ, SR-71 rất khó bị phát hiện, bắn hạ. Thông thường, khi radar cảnh giới phát hiện ra SR-71 thì đã là quá muộn để bắn chặn.

Chiếc máy bay do thám nhanh nhất thế giới này cũng sử dụng các biện pháp gây nhiễu và đối phó điện tử với các khí tài phòng không đối phương.

Máy bay trinh sát tầng cao chiến lược SR-71

Không chỉ các tên lửa phòng không bó tay trước SR-71 Blackbird, mà ngay cả các máy bay chiến đấu nhanh nhất của Liên Xô - MiG-25 cũng thiếu tốc độ cần thiết để ngăn chặn chiếc SR-71.

“Liên Xô đã có một kế hoạch để đánh chặn chiếc SR-71 bằng cách sử dụng một chiếc MiG-25 ở phía trước, và 1 ở phía dưới. Khi SR-71 băng qua, họ sẽ phóng tên lửa. Nhưng SR-71 bay quá cao và quá nhanh, MiG-25 khó có thể theo kịp. Thứ hai, các tên lửa gần như vô dụng ở độ cao trên 27.000m, thậm chí SR-71 còn bay cao hơn thế. Nhưng ngay cả khi bắt kịp được nó, tên lửa Liên Xô cũng thiếu tốc độ cần thiết để truy đuổi SR-71, chúng dễ dàng bị bỏ xa” - phi công Liên Xô Viktor Belenko, người đã đào thoát sang Nhật Bản bằng một chiếc MiG-25 vào ngày 6/12/1976, khẳng định trong cuốn sách “Phi công MiG” của ông.

Còn Brian Shul, viên phi công đầu tiên lái chiếc máy bay siêu hiện đại này cho biết: “sau 26 năm làm việc, SR-71 đã “kích” đối phương phóng 4.000 hỏa tiễn nhưng đều không làm gì nó. Tuy nhiên, không có gì bất khả xâm phạm mãi. Vấn đề là nó phải luôn được cải tiến."

Các nhà nghiên cứu đã tuyên bố rằng, tương lai, một chiếc SR-72 sẽ sở hữu khả năng “tàng hình bằng tốc độ”. Nhưng thực sự, không có gì mới về điều này. Tốc độ cao đã bảo vệ các máy bay do thám suốt 60 năm qua.

Phi công Brian Shul trong cabin SR-71

Dù không bị bắn rơi, nhưng có tới 12 chiếc SR-71 rơi do tai nạn
Dù không bị bắn rơi, nhưng có tới 12 chiếc SR-71 rơi do tai nạn

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại