[Cận cảnh] Tàu ngầm của ông Phan Bội Trân có gì đặc biệt?

Việt Văn |

Ông Phan Bội Trân giới thiệu từng bộ phận quan trọng của tàu ngầm Yết Kiêu 1 và hình ảnh con tàu trong buổi thử nghiệm ở Trường Trung cấp Kỹ thuật Hải quân.

Chia sẻ khát vọng chế tạo hạm đội tàu ngầm "mạnh ngang Hạm đội 7" và có thể sử dụng chiến thuật bầy sói để tiêu diệt địch, ông Phan Bội Trân cho biết:

“Điều quan trọng là khi mình làm gì cũng cần phải tự tin. Có ý tưởng nhưng không tự tin để làm thì đó cũng chỉ là ý tưởng trên tờ giấy.

Tôi không sợ mọi người nói thế này thế kia, mà khi đã có ý tưởng tôi bắt tay vào làm ngay”.

Trên tinh thần tràn đầy tự tin và cởi mở ấy, ông Phan Bội Trân giới thiệu với chúng tôi từng bộ phận quan trọng của Yết Kiêu 1, chiếc tàu ngầm đầu tiên do ông chế tạo ở Việt Nam.

Theo lời ông Trân, tàu ngầm Yết Kiêu 1 có chiều dài 3,2 m; chiều cao 1 m; chiều rộng 1 m; nặng hơn 1 tấn.

Tuy tàu nhỏ nhưng bên trong có đầy đủ tính năng của một tàu ngầm lớn như hệ thống điều khiển tự động, bộ phận lái tay, bình ôxy,… Đặc biệt là vỏ tàu được làm bằng vật liệu composite nên có độ bền rất cao.

Cận cảnh tàu ngầm mini Yết Kiêu 1:

Toàn thân bên ngoài tàu ngầm Yết Kiêu 1

Toàn thân bên ngoài tàu ngầm Yết Kiêu 1

Bộ phần đầu chiếc tàu ngầm được gắn hai bánh lái để điều chỉnh độ sâu khi lặn

Phần đầu chiếc tàu ngầm được gắn hai cánh lái để điều chỉnh độ sâu khi lặn.

Phía trên thân tàu ngầm là hệ thống buồng lái gồm 3 bộ phận chính...
Phía trên thân tàu ngầm là hệ thống buồng lái gồm 3 bộ phận chính...
Kính tiềm vọng để quan sát khi tàu di chuyển

Kính tiềm vọng để quan sát khi tàu di chuyển

Hệ thống ống thông hơi cho phép trao đổi không khí từ trong tàu ra bên ngoài gồm 2 ống: 1 ống đưa khí vào, 1 ống dẫn khí ra.

Cửa kính dùng để người lái quan sát trực tiếp ra phía ngoài khi không sử dụng kính tiềm vọng

Cửa kính dùng để người lái quan sát trực tiếp phía ngoài khi không sử dụng kính tiềm vọng.

Hiện tại chiếc tàu ngầm Yết Kiêu 1 được bảo vệ bên ngoài bằng thùng sắt nhằm tránh va chạm từ bên ngoài không cần thiết.

Tàu ngầm Yết Kiêu 1 được bảo vệ trong thùng sắt nhằm tránh va chạm từ bên ngoài. Đồng thời, chiếc thùng sắt này còn sử dụng để di chuyển tàu ngầm nếu cần hạ thủy.

Phần phía đuôi tàu ngầm gồm nhiều bộ phận quan trọng giúp con tàu di chuyển và điều khiển hướng đi

Phần đuôi tàu ngầm gồm nhiều bộ phận quan trọng giúp con tàu di chuyển và điều khiển hướng đi.

Bên hông tàu là hai bánh lái có chức năng điều chỉnh độ sâu khi tàu lặn

Bên hông tàu là hai cánh lái có chức năng điều chỉnh độ sâu khi tàu lặn.

Bánh lái định hướng di chuyển con tàu khi lặn

Phía trên là cánh lái định hướng con tàu di chuyển.

Bánh lái di chuyển được thiết kế rất to nhằm định hướng tốt hơn khi tàu chạy với tốc độ cao nhất.

Cánh lái di chuyển được thiết kế rất to nhằm định hướng tốt hơn khi tàu chạy với tốc độ cao nhất.

Còn đây là cánh quạt giúp tàu ngầm Yết Kiêu 1 di chuyển với vận tốc đối ta 15 hải lý/giờ

Còn đây là chân vịt giúp tàu ngầm Yết Kiêu 1 di chuyển.

Toàn bộ kết cấu vỏ thân tàu ngầm được chế tạo từ vật liệu composit nhằm giúp tàu có trọng lượng nhẹ, giá thành thấp

Toàn bộ kết cấu vỏ thân tàu ngầm được chế tạo từ vật liệu composite nhằm giúp tàu có trọng lượng nhẹ, giá thành thấp.

Video: Ông Phan Bội Trân giới thiệu tàu ngầm Yết Kiêu 1.

 

Ông Trân cũng cung cấp cho chúng tôi một video ghi lại buổi thử nghiệm tàu ngầm Yết Kiêu 1 tại Trường Trung cấp kỹ thuật Hải quân.

Những hình ảnh này cung cấp nhiều thông tin có giá trị về hoạt động của chiếc tàu ngầm.

Video: Thử nghiệm tàu ngầm Yết Kiêu 1.

 

(Còn tiếp...)

** Mọi ý kiến, phản hồi, đóng góp, xin vui lòng nhập vào ô Bình luận bên dưới bài viết. Trân trọng!

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại