Cách nhanh nhất để Hải quân Mỹ lật ngược tình thế trước Nga-Trung

Nhật Minh |

Các loại tên lửa chống hạm trên tàu chiến Nga, Trung Quốc và Ấn Độ đang tạo ra mối nguy hiểm ngày càng lớn đối với hạm đội Mỹ.

Hải quân Mỹ đang rất cần một loại tên lửa chống hạm mới, bởi các chiến hạm của họ đang bị tàu đối phương vượt mặt về hỏa lực. Song tạm thời, Hải quân Mỹ có thể cải tiến các tên lửa hành trình Tomahawk để chúng tiếp tục đảm nhận nhiệm vụ chống tàu.

Kể từ thời kỳ cuối Chiến tranh Lạnh và sau khi Liên Xô sụp đổ, Hải quân Mỹ nghiễm nhiên nắm quyền kiểm soát trên biển.

Không phải đối mặt với thách thức từ lực lượng hải quân viễn dương cùng đẳng cấp, họ bắt đầu sao nhãng năng lực chống hạm và tập trung vào năng lực tấn công mặt đất.

Trên thực tế, như cựu quan chức Hải quân Mỹ Byran McGrath, phó Giám đốc Trung tâm American Seapower tại Viện Hudson cho biết, Hải quân Mỹ chưa tăng cường thêm bất cứ tàu chiến nào có thể phóng tên lửa chống hạm kể từ năm 1999.

“Chúng ta không có chiếc tàu nào có thể vô hiệu hóa tàu chiến khác từ khoảng cách trên 70 dặm (tầm bắn của tên lửa Harpoon) và từ năm 1999, không có thêm chiếc tàu nào có thể bắn tên lửa Harpoon được tăng cường” – ông McGrath nói.


Tàu chiến Ấn Độ phóng tên lửa BrahMos

Tàu chiến Ấn Độ phóng tên lửa BrahMos

Trong khi đó, các tàu chiến Nga, Trung Quốc và Ấn Độ đều đang triển khai tên lửa chống hạm siêu thanh như BrahMos và 3M-54T (SS-N-27A Sizzler). Hai loại tên lửa này rất khó đánh chặn và tạo ra mối nguy hiểm ngày càng lớn đối với hạm đội tàu chiến của Mỹ.

Ông McGrath gợi ý rằng, giải pháp trước mắt để giải quyết vấn đề là chuyển đổi tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk (TLAM) của Hải quân Mỹ thành một loại vũ khí có khả năng kép, với khả năng được tăng cường là chống tàu mặt nước.

Các tên lửa hành trình Tomahawk sẽ có tầm bắn khoảng 1.000 hải lý khi hoạt động ở chế độ chống tàu.

Theo ông McGrath, bước đi này sẽ mang lại hiệu quả đầu tư nhanh nhất và đảm bảo cả 2 tàu Flight III DDG (lớp Arleigh Burke), DDG-1000 (lớp Zumwalt) đều có thể phóng tên lửa với tầm bắn mở rộng này.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lo ngại rằng mặc dù Tomahawk hiệu quả trước nhiều mối đe dọa nhưng nhiều tàu chiến của đối phương hiện nay được trang bị các hệ thống phòng không mạnh mẽ, có thể khiến Tomahawk thất bại.


Tàu tuần dương tên lửa USS Philippines Sea (CG-58) phóng tên lửa hành trình Tomahawk.

Tàu tuần dương tên lửa USS Philippines Sea (CG-58) phóng tên lửa hành trình Tomahawk.

Một số chuyên gia tin rằng trước các đơn vị phòng không mạnh nhất trong hạm đội của đối thủ tiềm năng, TLAM sẽ thiếu đi khả năng cần thiết.

Song, ông McGrath cho rằng không phải tất cả các hệ thống vũ khí của đối phương đều có khả năng tác chiến mạnh và những hệ thống mạnh nhất vẫn có thể bị tấn công và vô hiệu hóa bởi các thành phần khác trong cấu trúc hạm đội.

Cải tiến tên lửa Tomahawk là giải pháp ngắn hạn duy nhất của Hải quân Mỹ hiện nay. Trong tương lai, họ cần có một loại tên lửa mới để đối phó với các mối đe dọa.

“Hải quân Mỹ cần nhanh chóng xác định yêu cầu đối với vũ khí tác chiến chống tàu mặt nước, song không để điều này trì hoãn quá trình hiện đại hóa tên lửa TLAM” – Ông McGrath nói.

Hải quân Mỹ sẽ cần một khoảng thời gian để phát triển tên lửa thế hệ mới, tuy nhiên, họ không thể đợi đến cuối những năm 2020 mới triển khai tên lửa chống hạm.

Theo ông McGrath, Quốc hội cần chỉ đạo Hải quân Mỹ đẩy nhanh việc này (cải tiến tên lửa Tomahawk) để có thể triển khai vào đầu những năm 2020.

Song, không đúng khi cho rằng việc tải tiến TLAM là giải pháp lâu dài. Hải quân Mỹ cần một loại tên lửa mới với những tính năng tiên tiến.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại