Biển Đông: Việt Nam bảo vệ “mắt thần” trước hiểm họa YJ-91 TQ

Hà Dũng |

(Soha.vn) - Việt Nam đã có những chiến lược hiệu quả nào để bảo vệ hệ thống radar trên các tàu chiến ở biển Đông và các đài radar mặt đất trước tên lửa chống bức xạ YJ-91?

Trong những năm gần đây, ngành chế tạo tên lửa Trung Quốc đạt được những thành công vượt bậc. Mặc dù các sản phẩm đều ở dạng copy, tính năng không được như các mẫu nguyên bản nhưng với số lượng lớn các tên lửa made in China này có thể tạo ra những mối nguy cho các nước khác trên biển Đông. Một trong những mẫu tên lửa khiến nhiều nước e ngại chính là tên lửa chống bức xạ YJ-91.

YJ-91: Bản copy hơn cả bản gốc

Sau một thời gian dài thử sức nghiên cứu chế tạo tên lửa chống bức xạ nhưng không đạt được kết quả, Trung Quốc quyết định rút ngắn con đường bằng cách nhập khẩu công nghệ.

Vào tháng 12/1997, một lượng nhỏ Kh-31P được Nga xuất khẩu cho Trung Quốc. Tiếp đó, vào cuối năm 2002 đầu năm 2003, Trung Quốc nhập khẩu một lượng lớn tên lửa chống bức xạ Kh-31P từ Nga (khoảng 200 quả). Sau đó không lâu, Trung Quốc nhập công nghệ, bắt đầu được phép sản xuất loại tên lửa này vào khoảng năm 2003-2004 và đặt tên là YJ-91.

	Tên lủa chống bức xạ YJ-91 của Trung Quốc

Tên lủa chống bức xạ YJ-91 của Trung Quốc

Tên lửa chống bức xạ kiểu mới được sản xuất theo giấy phép của Nga trở thành vũ khí chủ yếu đột phá hệ thống phòng không đối phương của Không quân Trung Quốc. Loại tên lửa này có thể tấn công các đài radar trên mặt đất lẫn các đài radar trên các tàu chiến.

Nhiều loại máy bay khác của Không quân và lực lượng hàng không của Hải quân Trung Quốc cũng có thể sử dụng loại tên lửa này. YJ-91 có thể được trang bị trên cả những loại máy bay cũ của nước này như JH-7A hay máy bay ném bom H6-G.

Tại Triển lãm của AVIC 2010, Trung Quốc đã giới thiệu thêm một mẫu máy bay có thể mang tên lửa YJ-91, đó là tiêm kích đa năng J-10A, nhờ vậy, khả năng chế áp đường không của Trung Quốc được tăng lên nhanh chóng.

	Máy bay JH-7A của Không quân hải quân Trung Quốc được trang bị YJ-91

Máy bay JH-7A của Không quân hải quân Trung Quốc được trang bị YJ-91

Theo công bố, Trung Quốc đã không ngừng nghiên cứu hoàn thiện tính năng của tên lửa YJ-91, trong đó có tăng tầm phóng.

Trong các lời giới thiệu, tầm phóng của tên lửa YJ-91 kiểu mới Trung Quốc vượt 150 km, tốc độ bay của tên lửa cũng đã được tăng lên rất rõ rệt (Mach 4.5), rất nhiều tính năng đều ưu việt hơn sản phẩm cùng loại của Nga.

Ngoài ra, mặc dù Nga chưa từng xuất khẩu tên lửa KH-31A phiên bản chống hạm cho Trung Quốc, nhưng Trung Quốc còn tự lực cánh sinh, đã tự chủ nghiên cứu chế tạo sản phẩm phiên bản chống hạm của tên lửa YJ-91.

Việt Nam bảo vệ mắt thần canh biển Đông như thế nào?

Không quân hải quân Hạm đội Nam Hải chính là lực lượng được trang bị nhiều nhất các loại máy bay mang được YJ-91, do đó, nó thực sự là một mối đe dọa trên biển Đông. Mặc dù các thông tin về tính năng kỹ thuật của YJ-91 chưa được kiểm chứng, nhưng điều cần thiết là Việt Nam cần tính toán các biện pháp để bảo vệ các "mắt thần" của mình.

	Máy bay JH-7A trang bị YJ-91 sẽ là lực lượng tiên phong chế áp hệ thống phòng không đối phương

Máy bay JH-7A trang bị YJ-91 sẽ là lực lượng tiên phong chế áp hệ thống phòng không đối phương

Đã có rất nhiều bài báo phân tích về những lợi thế của Không quân Việt Nam so với Không quân Trung Quốc trên biển Đông cũng như sự thiếu hụt lực lượng phòng không chiến hạm tầm xa của Việt Nam. Từ đó phải xác định lực lượng Không quân hải quân chính là lực lượng chính trong việc bảo vệ hệ thống các mắt thần canh biển Đông. Với vũ khí không đối không tầm xa tới gần cũng như lợi thế về địa lý, lực lượng Su-27, Su-30 Việt Nam đủ sức hoàn thành nhiệm vụ này.

Gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng đều đưa tin Việt Nam tiếp tục đặt hàng thêm 12 máy bay Su-30MK2. Như vậy đủ thấy rằng, khả năng của lực lượng không quân hải quân sẽ ngày càng được hoàn thiện.

Ngoài việc nâng cao trình độ tác chiến cho lực lượng Không quân hải quân, còn cần phải có khả năng dự báo sớm tình hình, trinh sát phát hiện hành động của đối phương để có thời gian chuẩn bị chiến đấu.

	Không quân hải quân Việt Nam sẽ đảm nhận vai trò nòng cốt trong hệ thống phòng không trên biển Đông

Không quân hải quân Việt Nam sẽ đảm nhận vai trò nòng cốt trong hệ thống phòng không trên biển Đông

Một động thái tiếp theo cần chú ý đó là việc Việt Nam vừa thành lập lực lượng tác chiến điện tử. Đối với tên lửa chống bức xạ, kinh nghiệm có được trong cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ phá hoại miền Bắc sẽ giúp Việt Nam đối phó với YJ-91 một cách hiệu quả nhất.

Cuối cùng là nâng cao khả năng tự vệ của các tàu chiến, phát huy hiệu quả hệ thống vũ khí chống tên lửa hành trình trên các tàu như hệ thống Palma, hệ thống pháo bắn nhanh AK-630, hệ thống mồi bẫy PK-10,... Những hệ thống phòng không tầm gần này đủ sức đương đầu với những tên lửa YJ-91 lọt qua lưới lửa của lực lượng không quân Việt Nam.

Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về email: quansu@soha.vn. Trân trọng!

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại