Ấn Độ thất vọng vì tên lửa Nga liên tiếp “tắc cú”

Tuân Việt |

(Soha.vn) - Ba trong năm cuộc thử nghiệm tên lửa Nga gần đây của Không quân Ấn Độ đều thất bại.

Không quân Ấn Độ (IAF) đã kết thúc các bài thử nghiệm tên lửa phòng không tại một cơ sở thử nghiệm. Tuy nhiên, kết quả đạt được đã không làm hài lòng các nhà lãnh đạo quân đội nước này. Ba trong số 5 cuộc thử nghiệm tiêu diệt mục tiêu trên không của tên lửa đất đối không của Nga (SAM) gần đây đều không thành công.

Các cuộc thử nghiệm được thực hiện tại Integrated Test Range (ITR) ở Chandipur với sự hỗ trợ hậu cần từ Tổ chức Nghiên cứu và phát triển quốc phòng (DRDO - Defence Research and Development Organisation) Ấn Độ.


	Ấn Độ thất vọng vì những cuộc thử nghiệm không thành công của tên lửa Nga.

Ấn Độ thất vọng vì những cuộc thử nghiệm không thành công của tên lửa Nga.

Các thử nghiệm được tiến hành từ ngày 22 đến ngày 29 tháng 4 với tên lửa đất đối không OSA-AK của Nga và mục tiêu là máy bay không người lái Lakshya của Ấn Độ. Nguồn tin cho biết trong cuộc thử nghiệm đầu tiên, các tên lửa gắn trên bệ mang di động đã không thể bắn hạ được UAV Lakshya.

Trong lần thứ hai diễn ra vào ngày 24 tháng 4, tên lửa đã được thử nghiệm thành công. Tuy nhiên, lần thử nghiệm thứ 3, tên lửa đã không thể cất cánh do một trục trặc kỹ thuật, buộc các quan chức lực lượng vũ trang Ấn Độ phải hoãn thực hiện thử nghiệm trong ba ngày.

Đã có hai cuộc thử nghiệm đánh chặn các mục tiêu ở độ cao thấp và trung bình được thực hiện vào ngày 29 tháng 4. Trong khi cuộc thử nghiệm đầu tiên, các tên lửa đã đánh chặn thành công mục tiêu bay ở độ cao thấp, thì cuộc thử nghiệm thứ hai (mục tiêu bay ở độ cao trung bình), tên lửa đã không thể cất cánh.


	Tên lửa OSA-AK trông quân đội Ấn Độ.

Tên lửa OSA-AK trong quân đội Ấn Độ.

Một quan chức quân đội Ấn Độ cho biết không chỉ các tên lửa, các mục tiêu trên không (Lakshya) cũng không mang lại kết quả mong muốn trong thời gian tập diễn tập.

Theo ông, đằng sau những cuộc thử nghiệm thất bại rất có thể là do những trục trặc trong hệ thống tên lửa trong thời gian lưu trữ.

Hệ thống tên lửa đất đối không OSA-AK là hệ thống tên lửa chiến thuật tầm ngắn di động của Nga đã phục vụ trong Không quân Ấn Độ trong hai thập kỷ qua. Tên lửa có tính cơ động rất cao, được sử dụng để yểm trợ hỏa lực cho các phương tiện chiến đấu mặt đất chống lại các cuộc không kích bằng máy bay không người lái hoặc có người lái bay ở độ cao thấp và trung bình.

Đây là một biến thể của tên lửa 9K33 OSA “Ong bắp cày”(tiếng Nga: Оса, định danh GRAU 9K33, tên hiệu NATO - SA-8 Gecko).

SA-8 là hệ thống tên lửa phòng không di động đầu tiên tích hợp cả radar chiến đấu của nó trên cùng một phương tiện.

Ấn Độ thất vọng vì tên lửa Nga liên tiếp “tắc cú”
 

Tất cả các phiên bản 9K33 đều có đặc tính tất cả trong một 9A33 TELAR trên một phương tiện có thể thăm dò, theo dõi và chiến đấu độc lập hay với sự hỗ trợ của các trung đoàn radar trinh sát. Các xe chuyên chở 6 bánh có khả năng lội nước và vận chuyển bằng đường không. Tầm hoạt động trên đường khoảng 500 km.

Mỗi TELAR có khả năng phóng và dẫn đường cho hai tên lửa chống một mục tiêu đồng thời. Thời gian đáp ứng (từ khi phát hiện tới khi phóng) khoảng 26 giây. Thời gian chuẩn bị chiến đấu từ khi đang di chuyển khoảng 4 phút và thời gian tái nạp tên lửa khoảng 5 phút. Mỗi đơn vị bốn TELAR thường có hai xe chở mang theo 18 tên lửa đi kèm thành các bộ ba, với cần cẩu lắp phía trên xe chở hỗ trợ việc tái nạp.

OSA-AK được trang bị hộp phóng sáu tên lửa mới, mỗi tên lửa nằm ở một khoang chứa riêng biệt. Các tên lửa có tầm bắn từ 1.500-10.000m, cao độ chiến đấu lên từ 25–5.000 m và vận tốc lên tới March 2.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại