Ấn Độ "học" Mỹ, Nga: Trung Quốc đừng mơ bằng

Ấn Độ đang tìm kiếm các chương trình phát triển vũ khí chung với Mỹ, hợp tác chế tạo với Nga, Nhật. Như vậy vũ khí Trung Quốc có thể sánh nổi?

Một quan chức Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho rằng, Thủ tướng nước này sẽ nỗ lực tìm kiếm các chương trình phát triển vũ khí công nghệ cao chung với Mỹ , nhằm thay đổi mối quan hệ quốc phòng “mua và cung cấp” của nước này với Mỹ.

Theo quan chức ngoại giao giấu tên này, tân Thủ tướng Narendra Modi cũng sẽ thảo luận về sự cùng tham gia lớn hơn của các công ty quốc phòng Mỹ và Ấn Độ vào các dự án phát triển vũ khí chung khi ông đến thăm Nhà Trắng và hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Các nhà phân tích quốc phòng Ấn Độ cho rằng, chính phủ của Thủ tướng Modi sẽ không trao cho Mỹ các đơn hàng vũ khí lớn trên cơ sở liên chính phủ, như chính phủ trước đó từng thực hiện. Thay vào đó, Thủ tướng Modi sẽ thúc đẩy các công ty quốc phòng Mỹ hợp tác nhiều hơn với các công ty quốc phòng trong nước để đẩy mạnh ngành công nghiệp quốc phòng của nước này.

Máy bay vận tải C-17 của Ấn Độ mua của Mỹ.

Máy bay vận tải C-17 của Ấn Độ mua của Mỹ.

Trong thập kỷ qua, Ấn Độ đã mua một khối lượng vũ khí khổng lồ trị giá khoảng 10 tỷ USD từ Mỹ, chủ yếu là thông qua các chương trình bán vũ khí cho nước ngoài (FMS) của chính phủ Mỹ. Điều này khiến cho viễn cảnh một sự hợp tác chặt chẽ hơn hoàn toàn có thể xảy ra.

Nhận định này càng có cơ sở khi ngay khi gặp gỡ tối 29/9 (trưa 30/9, giờ VN), Tổng thống Mỹ Barack Obama và tân Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, cùng tuyên bố sẽ mở rộng và thắt chặt quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.

Đây không phải lần đầu tiên Ấn Độ hợp tác chế tạo vũ khí cùng các nước khác. Trước đó, Ấn Độ đã hợp tác chế tạo chiến đấu cơ thế hệ 5 với Nga và tham gia chế tạo thủy phi cơ với Nhật Bản.

Ngày 15/9, Nga và Ấn Độ cuối cùng đã thống nhất những vấn đề tồn đọng vốn đã cản trở thỏa thuận về chương trình máy bay chiến đấu thế hệ 5, một nhà ngoại giao Nga tại Ấn Độ cho biết, mở đường cho một chương trình dự kiến sẽ chế tạo 200 máy bay với chi phí khoảng 30 tỷ USD.

Tuy không quan chức nào trong Bộ quốc phòng Ấn Độ xác nhận rằng tất cả các vấn đề đã được dàn xếp, đặc biệt là những vấn đề liên quan tới công việc chung giữa hai bên nhưng Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Vladimir Putin đã thảo luận vấn đề trên tại một hội nghị thượng đỉnh ở Brazil hồi tháng 7, một nguồn tin từ Bộ các vấn đề đối ngoại (MEA) của Ấn Độ cho hay.

Hai nhà lãnh đạo đã nhất trí rằng thỏa thuận máy bay chiến đấu thế hệ 5 (FGFA) nên được tiếp tục.

Vào năm 2010, giới chức đã ký kết một thỏa thuận thiết kế ban đầu giữa Tập đoàn hàng không Hindustan (HAL) thuộc sở hữu của nhà nước Ấn Độ và Cục thiết kế Sukhoi của Nga nhằm cùng phát triển FGFA để cả hai nước cùng sử dụng.

Hiệp ước cuối cùng, vốn sẽ mở đường cho việc sản xuất, đã bị “treo” do không quân Ấn Độ chưa phê chuẩn thiết kế và các nhà sản xuất chưa phân định công việc mà mỗi bên cần làm.

Ấn Độ và Nga sẽ ký kết một thỏa thuận cuối cùng về chương trình trước cuối năm nay, theo Bộ các vấn đề đối ngoại (MEA) của Ấn Độ.

Nga được cho là cũng đã nhất trí với yêu cầu của không quân Ấn Độ rằng đó sẽ là một máy bay 2 chỗ ngồi, nhưng nguyên mẫu là loại một chỗ ngồi.

HAL và Cục thiết kế Sukhoi đã lập danh sách các hệ thống và tiểu hệ thống mà mỗi bên cung cấp.

Theo đề xuất của Cục thiết kế Sukhoi và HAL, máy bay sẽ là một biến thể của chiến đấu cơ tàng hình T-50 của Nga, hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm. 4 nguyên mẫu của máy bay T-50 của Nga đã thực hiện hơn 300 chuyến bay thử nghiệm.

Không quân Ấn Độ dự kiến sẽ nhận nguyên mẫu FGFA đầu tiên vào năm 2016 để thử nghiệm, sau đó là ban giao 2 chiếc khác vào năm 2018 và 2019. FGFA dự kiến sẽ đi vào sản xuất năm 2021.

Chiến đấu cơ tàng hình FGFA Ấn Độ sẽ mạnh hơn T-50 Nga Chiến đấu cơ tàng hình FGFA Ấn Độ sẽ mạnh hơn T-50 Nga

Phiên bản máy bay chiến đấu tàng hình FGFA của Nga-Ấn Độ sẽ có trọng lượng nhẹ hơn, mạnh mẽ hơn và khả năng tàng hình đối với radar tốt hơn so với phiên bản ban đầu PAK-FA của Nga.

Trước đó, ngày 12/8, nguồn tin từ chính phủ Nhật cho biết, Nhật có thể cho phép Ấn Độ chế tạo các bộ phận của thủy phi cơ US-2 nhằm "chốt" một thỏa thuận bán US-2 cho New Delhi.

Thủy phi cơ US-2, do tập đoàn công nghiệp ShinMaywa chế tạo và được bán với giá 12 tỷ yên (135 triệu USD) mỗi chiếc. Dòng máy bay này có thể cất cánh và hạ cánh trên đường băng ngắn, thậm chí trên vùng biển động và có thể tham gia các chiến dịch tìm kiếm và cứu hộ. Hiện tại, lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản sử dụng 5 chiếc US-2.

Như vậy, việc Ấn Độ có thể hợp tác chế tạo với các nước lớn mạnh về vũ khí như trên, Trung Quốc sẽ khó lòng đọ với người láng giếng, đặc biệt khi nước này vốn bị tiếng ăn cắp công nghệ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại