Theo các nguồn tin của Lầu Năm Góc, khi chế tạo thành công mẫu tên lửa hạt nhân mới phóng từ tàu ngầm, thiết kế của nó vẫn sẽ dựa trên mẫu tên lửa Trident hiện tại. Tại sao lại dựa trên mẫu cũ kỹ như vậy? Đó là do hoạt động đầy hiệu quả của Trident trong suốt nhiều thập kỷ qua.
Gần như không có ai nắm rõ được vị trí chính xác của chúng, nhưng các tàu ngầm tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân vẫn âm thầm hoạt động trên những vùng biển chiến lược khắp thế giới, sẵn sàng mang tới sự hủy diệt chưa từng thấy đến những bên thù địch - tất cả đều nhằm mục đích gìn giữ hòa bình.
Từ trước đến nay, khả năng đánh chặn chiến lược, nhằm bảo đảm sẽ chặn đứng các đòn tấn công hạt nhân nhằm vào lãnh thổ Mỹ, đều phụ thuộc vào sự chính xác, hiệu quả và khả năng của tên lửa Trident II D5.
Ngoài ra, việc chế tạo, ứng dụng công nghệ phóng mới và thử nghiệm loại vũ khí hạt nhân này sẽ giúp hải quân Mỹ chế tạo và chuẩn bị các tàu ngầm lớp Columbia một cách nhanh nhất.
Hải quân Mỹ đang chuẩn bị phóng thử tên lửa hạt nhân Trident II D5 từ tàu ngầm lớp Columbia mới của họ, như một phần trong kế hoạch hoàn thiện mẫu tàu ngầm này trước kế hoạch vào cuối những năm 2020.
"Chúng tôi sẽ sớm đi đến giai đoạn thử nghiệm các vũ khí chiến lược tiêu chuẩn và cuối cùng sẽ phóng thử để chứng minh khả năng hệ thống vũ khí trước khi cho chúng vào hoạt động" - Đại tá John Rucker, Quản lý chương trình phát triển Hạm đội tàu ngầm tên lửa lớp Columbia cho biết.
Dù cho giai đoạn phóng thử nghiệm đương nhiên sẽ sử dụng tên lửa không mang đầu đạn hạt nhân, nhưng nó là một bước đi quan trọng trong việc chuẩn bị sẵn sàng cho hạm đội tàu ngầm tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân của Mỹ trong những thập kỷ tới.
Ông Rucker cho hay, hải quân Mỹ còn đang chế tạo một hệ thống đặc biệt ở Cape Canaveral, bang Florida để thử nghiệm các hệ thống tên lửa, sẵn sàng vận hành trong năm tới.
Tên lửa Trident II D5 trong những năm gần đây vẫn được sử dụng trong hải quân Mỹ. Cùng lúc, nó được bí mật nâng cấp để lắp đặt trên các tàu ngầm lớp Columbia mới, giống như đang được lắp đặt cho lớp tàu ngầm Ohio hiện hữu.
Công tác về nghiên cứu, thiết kế nguyên bản, khoa học và công nghệ của tàu ngầm lớp Columbia đã diễn ra được vài năm. Công việc quan trọng nhất chính là thiết kế phần thân tàu, trong đó bao gồm việc thiết kế 4 dàn ống phóng tên lửa và thử sức tải của nó.
Ông Rucker nói rằng hải quân Mỹ mới đây đã đưa ra mẫu thiết kế ống phóng tên lửa vào tháng 4. Tàu ngầm lớp Columbia sẽ sở hữu 16 ống phóng tên lửa thay vì 24 ống như của tàu lớp Ohio, số lượng ống phóng ít hơn nhưng trọng tải lại tăng thêm 2 tấn.
Dù có thể sẽ thay thế lớp tên lửa Trident II D5 trong tương lai, nhưng hiện nay mẫu tên lửa này vẫn đang được cải tiến về cơ chế điện tử, mạch điện tử khai hỏa và công nghệ nhắm bắn để trang bị cho các tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Columbia.
Khi chế tạo thành công mẫu tên lửa hạt nhân mới phóng từ tàu ngầm, thiết kế của nó vẫn sẽ dựa trên mẫu tên lửa Trident hiện tại. Tại sao lại dựa trên mẫu cũ kỹ như vậy? Đó là do hoạt động đầy hiệu quả của Trident trong suốt nhiều thập kỷ qua.
Tên lửa Trident II D5 đang được cải tiến để lắp đặt trên tàu ngầm lớp Columbia (Ảnh: National Interest)
Theo các nguồn tin của Lầu Năm Góc, hải quân Mỹ sẽ cải tiến tên lửa Trident sao cho nó có thể mang theo các vũ khí Hạng nhẹ phóng từ tàu ngầm - một khái niệm được đưa vào Đánh giá chung về Viễn cảnh Hạt nhân (NPR) của Mỹ.
Một phiên bản mới của loại tên lửa này có tên Trident II D5LE, lần đầu tiên được trình làng vào năm 2017, và được trang bị cho hạm đội tàu ngầm của Mỹ với mục tiêu phục vụ hiệu quả cho tới những năm 2040 và xa hơn nữa. Loại tên lửa đạn đạo 3 giai đoạn này có thể di chuyển với khoảng cách 4.000 hải lý và mang theo nhiều đầu đạn tấn công nhiều mục tiêu một cách độc lập.
Hỏa lực của Trident II D5 là điều không phải bàn cải. Theo bản báo cáo "Các lực lượng Hạt nhân Mỹ 2018" của Bản tin Các nhà khoa học Nguyên tử, mỗi tên lửa Trident có thể mang tới 8 đầu đạn, như vậy mỗi tàu ngầm lắp đặt loại tên lửa này có thể phóng tổng cộng gần 90 đầu đạn.
Hải quân Mỹ hiện đang làm việc với hãng Lockheed Martin về các phần cải tiến kỹ thuật để hiện đại hóa Trident II D5. Công việc của họ bao gồm chỉnh sửa hệ thống dẫn đường Mk-6 của tên lửa này, trong đó tập trung vào các module điện tử của nó. Các điều chỉnh này có thể giúp tăng cường độ chính xác của Trident.
Ngoài cải tiến kỷ thuật, hải quân Mỹ cũng đang nâng cấp đầu đạn Mk-4, yếu tố giúp cho tên lửa chứa được một đầu đạn nhiệt hạch. Công tác chỉnh sửa Mk-4 bao gồm việc thay thế các thiết bị, như bảng mạch khai hỏa.
Theo ông Hans Kristensen - Giám đốc Dự án Thông tin hạt nhân thuộc Liên hiệp các Nhà khoa học Mỹ - thiết kế Mk-4 mới sẽ giúp cải thiện kíp nổ và khai hỏa của tên lửa, cải thiện việc nhắm bắn mục tiêu.
Hải quân Mỹ cùng các kỹ sư trong ngành công nghiệp quốc phòng cũng đang hiện đại hóa hệ thống dẫn đường của Trident bằng cách thay thế 2 bộ phận quan trọng của nó - thiết bị đo lường quán tính và lắp ráp điện tử.
Tên lửa này cũng có một cấu trúc lớn hơn để chứa và phóng các đầu đạn. Hải quân Mỹ đang nỗ lực cải tiến bộ phận này để lắp đặt được cả đầu đạn Mk-4 và Mk-5.
Trong vài năm vừa qua, hải quân Mỹ đã bàn giao thêm hơn 100 tên lửa Trident II D5 để phục vụ công tác thử nghiệm và cải tiến kỹ thuât. Theo thông số kỹ thuật mà hải quân Mỹ báo cáo, loại tên lửa có trọng lượng gần 6 tấn này có thể di chuyển tới vận tốc 6 km/giây.
"Mọi thành viên trong đội của tôi đang nỗ lực làm việc để góp phần thay đổi tương lai của đất nước" - ông Rucker nói, thêm rằng các mẫu tàu ngầm mới sẽ phục vụ từ nay cho đến những năm 2080 và hơn nữa - "Đến năm 2042, các tàu ngầm lớp Columbia sẽ mang tới 70% tổng số đầu đạn chiến lược của toàn quốc gia".